Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phấn đấu bàn giao mặt bằng Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn vào tháng 4-2010

Trong những ngày đất nước sang Xuân, nhân dân cả nước đang đón Tết vui tươi, đầm ấm và tiết kiệm, trên công trường xây dựng Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự án trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực dầu khí, kỹ sư, công nhân vẫn làm việc miệt mài, khẩn trương, chạy đua với thời gian để hoàn thành kế hoạch san lấp mặt bằng nhà máy.

Ðây là hạng mục khởi đầu nhưng mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định tiến độ xây dựng để đến năm 2013 đất nước có thêm một khu công nghiệp lọc hóa dầu công suất 8,4 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư và vốn lưu động lên tới 6,148 tỷ USD đi vào hoạt động.

 

Trên công trường những ngày giáp Tết và trong những ngày Tết, tiếng xe, máy thi công vẫn âm vang khi mùa Xuân về. Ðứng trên mỏ vật liệu núi Chuột Chù nhìn xuống diện tích mặt bằng nhà máy chính được phân lô cho các nhà thầu thi công trông giống như chiếc bàn cờ khổng lồ, với hàng trăm phương tiện thi công, cốt nhà máy từng ngày được nâng lên. Tại sở chỉ huy công trường những ngày Tết, lãnh đạo Ban quản lý dự án và Ban điều hành, lực lượng tư vấn luôn có mặt, điều phối các hoạt động của toàn công trường.

 

Chiều 30 Tết, các nhà thầu và lãnh đạo Ban quản lý dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn tổ chức cho công nhân đón Tết tại công trường với đầy đủ những món ăn ngày Tết, chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động. Sáng mồng một Tết tổ chức ra quân lao động đầu Xuân. Trong những ngày đầu năm, với khí thế thi đua lao động mừng Xuân, mừng đất nước, mừng Ðảng quang vinh, các kỹ sư, công nhân trên công trường vẫn làm việc miệt mài, huy động gần 100 thiết bị bảo đảm tiến độ đào, đắp, san lấp mặt bằng theo cam kết với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

 

Trước Tết Nguyên đán, Ban quản lý dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn và Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí đã tổ chức lễ ký hợp đồng san lấp mặt bằng và phát động phong trào thi đua "30 ngày đêm cho mục tiêu san lấp 25.000 m3/ngày". Mục tiêu của chiến dịch là tìm phương án hợp lý trong tổ chức thi công và huy động tối đa máy móc thiết bị của các nhà thầu lên công trường. Ðể bảo đảm kế hoạch về tiến độ, Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam đã huy động và điều phối nhịp nhàng hoạt động của bốn đơn vị thành viên thi công chủ lực gồm hai công ty TNHH một thành viên: Xây lắp dầu khí Hà Nội và Thi công cơ giới dầu khí; hai công ty cổ phần: Xây dựng dầu khí Nghệ An và Thương mại và xây dựng dầu khí Nghệ An, cùng với nhà thầu phụ là Tổng công ty xây dựng Trường Sơn. Toàn công trường đã huy động mức cao nhất sức người và thiết bị với hơn 400 đầu xe, máy các loại phục vụ khai thác đất, vận chuyển phục vụ san lấp mặt bằng nhà máy.

 

Sau 30 ngày phát động chiến dịch với sự nỗ lực cao của cả bộ máy quản lý công trường và các nhà thầu thi công, khối lượng và tiến độ đào đắp, san lấp mặt bằng đạt được đã khẳng định tinh thần lao động sáng tạo và hiệu quả của các kỹ sư, công nhân trên công trường. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý, các đơn vị thi công, từ tư vấn giám sát, các tổ chuyên môn đến các cơ quan chức năng của địa phương xử lý kịp thời những vướng mắc đáp ứng yêu cầu tiến độ. Trong điều kiện thời tiết không thuận, mục tiêu đạt khối lượng san lấp 25 nghìn m3/ngày lúc đầu tưởng chừng không thể thực hiện được nhưng với sự nỗ lực cao của các nhà thầu và điều hành của Ban quản lý, chủ đầu tư, tư vấn giám sát khối lượng thi công đã từng bước được nâng lên, có ngày vượt định mức, đây là cơ sở để rút kinh nghiệm phấn đấu duy trì liên tục trong cả năm 2009. Anh Lê Văn Hợp, thợ lái máy xúc bậc 6, người thường xuyên có năng suất lao động cao của Tổng công ty xây dựng Trường Sơn cho biết: do thời gian bàn giao mặt bằng còn không nhiều, anh sẽ cùng đồng đội cố gắng đến mức cao nhất hoàn thành khối lượng công việc trong từng ca máy, góp sức cùng các nhà thầu vượt qua khó khăn về thời tiết bảo đảm kế hoạch bàn giao mặt bằng.

 

Mặt bằng Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có diện tích san lấp 325 ha với khối lượng đào đắp, san lấp khoảng 7 triệu m3. Theo cam kết của Tập đoàn Dầu khí quốc gia với các đối tác nước ngoài, công việc xây dựng nhà máy hết sức khẩn trương để đến năm 2013 tổ hợp có thể chạy thử và đến đầu năm 2014 đi vào vận hành thương mại. Với một kế hoạch xây dựng đã được hoạch định chặt chẽ trách nhiệm san lấp, bàn giao mặt bằng cho các đối tác nước ngoài của phía Việt Nam rất nặng nề. Ðồng chí Tôn Anh Thi, Trưởng ban Quản lý dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn cho biết: sau ngày khởi công, việc thi công mặt bằng gặp trở ngại do thời tiết không thuận, mưa nhiều trong những tháng cuối năm làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ. Ðể bù đắp thời gian chậm do thời tiết, sau khi được bàn giao một phần mặt bằng đã tổ chức kịp thời thi công cuốn chiếu với quyết tâm đến hết ngày 31-12-2009 hoàn thành toàn bộ khối lượng san lấp mặt bằng giai đoạn 1 đến cốt cơ sở trước mùa mưa bão. Trên cơ sở bảo đảm tiến độ san lấp mặt bằng, theo kế hoạch của tập đoàn đến đầu tháng 11-2009 hoàn thành thiết kế tổng thể khu liên hợp lọc hóa dầu để tổ chức đấu thầu quốc tế chọn nhà EPC, đến tháng 4-2010 bàn giao toàn bộ diện tích 325 ha mặt bằng đã san lấp, bắt đầu xây dựng nhà máy. Theo số liệu thống kê cập nhật của Ban điều hành dự án, đến ngày 28 Tết các nhà thầu đã bóc 250 nghìn m3 đất hữu cơ tại mặt bằng nhà máy, khối lượng đất khai thác tại mỏ, vận chuyển san lấp đạt hơn 700 nghìn m3. Ðường moong lên mỏ vật liệu đã mở được 7 km đồng thời hoàn thiện hệ thống đường gom, đường ra bãi thải với độ dài hơn 3 km.

 

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức khai thác đất phục vụ san lấp mặt bằng, lực lượng thi công đang gặp phải những phát sinh ngoài dự kiến, lượng đất khai thác ở mỏ lẫn nhiều đá trong khi đó quy trình san lấp đòi hỏi rất nghiêm ngặt, loại đá cục đường kính từ 20 cm trở lên phải loại bỏ. Do khối lượng đã phát sinh nhiều hơn dự kiến, Ban quản lý dự án đang phối hợp với cơ quan quản lý tìm giải pháp khắc phục, khoan thăm dò khảo sát đánh giá trữ lượng, bảo đảm tiến độ cấp đất san nền cho công trường.

 

Sau những ngày tổ chức ra quân thi công đầu Xuân từ ngày mồng 4 Tết, toàn bộ phương tiện, thiết bị, nhân lực của các nhà thầu được huy động để thi công đại trà. Phấn đấu trong quý I khi thời tiết thuận lợi tổ chức thi công hai ca đạt khối lượng đào đắp, san lấp từ 2 đến 2,5 triệu m3, đến hết quý II hoàn thành 80% khối lượng san lấp mặt bằng giai đoạn 1 với khối lượng 5,4 triệu m3.

(Theo báo Nhân dân)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Ngành dầu khí Trung Quốc phát triển mạnh trong năm 2008
  • OPEC có khả năng cắt giảm sản lượng 4 triệu thùng/ngày
  • Việt Nam nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo
  • Hiệu quả từ một dự án
  • Vật liệu mới biến nhiệt lượng thải hồi thành điện năng
  • EC đầu tư 250 triệu euro cho dự án Nabucco
  • EU sẽ rót hàng tỉ euro cho các dự án năng lượng
  • 21/2: Sản phẩm lọc dầu của Việt Nam sẽ ra thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container