Trong đời sống tinh thần của người Thái, các loài cá chính là thần nước, mà nước có vai trò quan trọng trong cả sản xuất và cuộc sống. Cá cũng là lễ vật bắt buộc nhà trai phải đưa sang nhà gái.
Người Thái sinh sống chủ yếu trên các cánh đồng lớn ở Tây Bắc, như Ðiện Biên, Than Uyên, Nghĩa Lộ và Phù Yên của bốn tỉnh khu vực này. Kinh tế chủ đạo là trồng lúa nước.
Mọi cánh đồng đều được các nguồn nước tự nhiên do các con suối lớn nhỏ - từ nguồn sinh thủy của các cánh rừng gần xa. Từ các nguồn nước tưới ruộng một cách tự nhiên như thế, cho nên phần lớn đồng ruộng đều có các loại cá theo dòng nước vào.
Các con suối thơ mộng nơi đây vừa tưới ruộng, phục vụ sinh hoạt hằng ngày, vừa là các "Noong Pa" (ao cá) tự nhiên của các bản Thái kề bên. Cá - là nguồn thức ăn chính của người Thái nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên, trở thành khẩu phần ăn hằng ngày và quen thuộc của bà con, được khái quát thành câu tục ngữ khá vần điệu: "Pay kin pa, vua kin lẩu, tẩu nòn sứa hốm pha" (đi ăn cá, về uống rượu, đến ngủ đêm đắp chăn (bông), hoặc "khẩu nông na, pa đúc pỉnh" (xôi nếp ruộng, cá trê nướng) hoặc "khẩu Mường Và, pa Sốp Cộp" (lúa ở xã Mường Và, cá ở xã Sốp Cộp - huyện Sốp Cộp, Sơn La bây giờ).
Bà con người Mường cộng cư cùng người Thái cũng có câu thành ngữ ca ngợi con cá quê hương "Cơm Mường Và, cá đák Jớc" (cơm Mường Hoa, tức Phù Hoa, tên gọi xưa của huyện Phù Yên, Sơn La, cá suối Tấc con suối lớn chạy qua cánh đồng Phù Yên, lớn thứ tư vùng Tây Bắc).
Cá - khẩu phần ăn truyền thống đó cũng là đặc sản phổ biến của người Thái-lan, Lào Lum (nước bạn Lào).
Cá - không chỉ là món ăn quen thuộc, mà còn được dùng làm lễ vật cúng tế dịp "Xên bản" (cúng thần bản), lễ "kim khẩu hạch" (ăn cơm mới) nón cá đồ (pa nửng) là lễ vật cúng vía (hệt khoăn).
Khi có người ốm cũng không thể thiếu. Trong đời sống tinh thần của người Thái, các loài cá chính là thần nước, mà nước có vai trò quan trọng trong cả sản xuất và cuộc sống bởi "Mí nậm chắng pen na, mi na chăng pen bản" - nghĩa là có nước mới thành ruộng, có ruộng mới thành bản, mà bản (thôn, làng) là đơn vị xã hội cơ sở, nơi hội tụ của mọi hoạt động trong cuộc sống hằng ngày.
Trong hôn nhân người Thái, "pơ xổm, pa giảng" (cá chua, cá sấy khô) là loại lễ vật bắt buộc nhà trai phải đưa sang nhà gái.
Số cá làm lễ vật dẫn cưới tùy thuộc vào số anh em, cô dì, họ hàng, chú bác bên nhà gái mà chuẩn bị, để nhà trai tặng mỗi gia đình nhà gái một cặp cá sấy khô và một ống cá ướp chua.
Cặp cá sấy khô được đựng trong một "hắp" (giỏ), đan bằng tre hoặc giang kiểu mắt cáo, kiểu "ta leo", luổng hai đầu man thừa thành tua đẹp mắt, không cần cá to mà chỉ là loại cá chép, diếc to bằng hai ngón tay, mổ dọc sống lưng, bỏ ruột, đem phơi nắng, xếp trên gác bếp cho khô, làm quà biếu thân nhân nhà gái, giá trị thì nhỏ, ý nghĩa thì rất lớn.
Còn cá chua làm đồ sính lễ là loại cá nhỏ, mổ xong ướp muối, thính gạo cho chua, rồi đem nhồi vào ống tre tươi, gọi là "boọng" - (boọng và hắp) là biểu tượng độc đáo trong hôn lễ người Thái Tây Bắc.
Nhà gái được nhà trai tặng cặp "boọng hắp" đáp lễ, tặng lại cô dâu, chú rể một số quà ý nghĩa, như gối bông, vải, thổ cẩm, bát đĩa, chiếc địu trẻ em.
Ðất nước, bản mường đổi mới, cá không còn là sản vật tự cấp, tự túc. Việc nuôi cá không còn là việc làm tự phát, tự nhiên của người Thái, mà còn góp phần xóa đói, giảm nghèo, giàu lên từ nghề "canh trì" truyền thống và mới mẻ. Hơn 200 gia đình ven suối, sông còn nuôi cá trong lồng, có thể tích gần 2.500 m3, đầu tư thấp, thu nhập cao. Theo đánh giá của các ngành hữu quan, năm 2007, nông dân Sơn La được mùa cá khá cao, sản lượng đạt 6 - 7.000 tấn, doanh thu hơn 120 tỷ đồng, chiếm 2% GDP của tỉnh. Cá đang được tiêu thụ mạnh khi giá thịt gia súc, gia cầm tăng cao.
(NGUYỄN TÂN THÁI (Sơn La) // Báo Nhân dân điện tử)
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Nằm ngay dưới chân núi Tuyết Sơn, giữa cánh đồng mênh mông có một ngôi chùa cổ kính được xây dựng từ năm 1801. Trải qua thời gian với nhiều đổi thay của thời cuộc, ngôi chùa đã xuống cấp trầm trọng và đang kêu cứu...
Không quá náo nhiệt, sầm uất như các nghề thủ công khác, sự lặng lẽ và bền bỉ đã giữ cho Du Tràng (xã Giang Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) một nghề với những sản phẩm độc đáo từ mây, tre. Nghề đan mây tre ở đây có từ hàng chục năm, trở thành nghề phụ quan trọng, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều người dân địa phương.
Làng hoa Sa Đéc giờ nổi tiếng lắm rồi, nên nhiếp ảnh gia Khắc Hiếu, người sinh ra và lớn lên ở nơi này không giấu được vẻ hào hứng khi mời tôi về thăm. Hoa hẹn tiết trời, người thì đợi hoa, câu chuyện hoa và người trồng hoa bên bờ sông Sa Đéc không kém thi vị, nhưng cũng còn nhiều điều phải suy tư.
Chơi vơi giữa dòng sông Tiền bao la, làng nghề sản xuất hoa kiểng Cái Mơn (xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre) vang danh cả nước
Nói đến Thanh Hoá, không ai là không biết chiếu cói Nga Sơn, một sản phẩm nổi tiếng của vùng đất ven biển này, vật biểu trưng cho niềm hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau... Chiếc chiếu nổi tiếng đã được lưu truyền qua bao đời, bao thế hệ trên khắp mọi miền của đất nước. Nó đã đi vào ca dao, tục ngữ của người Việt Nam:
Những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi được phục dựng với giếng nước, hàng cau, bờ giậu, bụi chuối bên hiên nhà, bức bình phong hay lò gạch đốt củi thời xưa là điểm nhấn nhằm thu hút du khách của khu du lịch đảo Hòn Tằm. Từ thành phố Nha Trang, chỉ mất 5-7 phút đi ca nô trên biển, khách đã được ngắm nhìn ngôi làng cổ đặc trưng của Việt Nam trên hòn đảo xinh đẹp này.
Con đường đất nhỏ nằm khuất sau thành phố Nha Trang có nhịp sống hối hả. Hai bên là hai dòng sông: Sông Cái trôi về biển và một phụ lưu khác là sông Kim Bồng. Một làng nghề trên 200 năm tuổi trải qua bao thăng trầm nằm giữa con đường nhỏ của làng quê, cách trung tâm TP. Nha Trang chỉ 10 phút chạy xe đang là điểm gây tò mò cho du khách trong những chuyến rong chơi về thành phố biển.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”