Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Di dời cơ sở sản xuất: Vẫn vướng về cơ chế

Việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi thành phố là cần thiết. Tuy nhiên vấn đề hỗ trợ di dời đang có sự khác biệt giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Hầu hết các DN đồng tình với chủ trương dời cơ sở sản xuất để bảo vệ môi trường, giải tỏa mật độ dân cư quá cao phù hợp quy hoạch. Tuy nhiên, nhiều DN nói phạm vi áp dụng của quy chế còn hẹp, chưa đáp ứng được nhiều tình huống di dời, dẫn đến nhiều DN bị thiệt thòi, di dời mà không được hỗ trợ.

Tìm sự đồng thuận

Trên thực tế quá trình phát triển đô thị tại các đô thị lớn những năm qua đã gây ô nhiễm môi trường cao như sản xuất cơ khí, hóa chất, dệt nhuộm, bệnh viện, trường học... Tuy nhiên, do lịch sử để lại nên hiện còn nhiều cơ sở gây ô nhiễm còn ở vị trí trung tâm đô thị. Đồng thời, còn gây quá tải đối với hạ tầng đô thị, cản trở quá trình thực hiện phát triển đô thị theo quy hoạch. Một vấn đề cấn lưu tâm là hầu hết các DN gây ô nhiễm nêu trên đều đang sử dụng những khu đất sẽ mang lại lợi nhuận rất cao khi sử dụng vào các mục đích khác phù hợp như dịch vụ, du lịch, thương mại...

Ông Phạm Gia Túc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VCCI nhấn mạnh: "Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DN, cũng như các cơ quan trong diện phải di dời. Chúng tôi mong sẽ tìm được sự đồng thuận về cơ chế tài chính phù hợp nhất cho các đối tượng trong diện di dời. Đây cũng là sự  thể hiện đồng tình của cộng đồng DN trong sự phát triển bền vững giữa các đô thị lớn. DN cũng phải có trách nhiệm thiết thực cho vấn đề phát triển bền vững chung nền kinh tế".

Theo quy chế dự thảo đợt này, quy định việc hỗ trợ đối với DN phải đạt trên hai nguyên tắc: hỗ trợ di dời và không trở lại bao cấp cho DN. Nhưng trên quan điểm của ban soạn thảo là mong muốn ban hành một cơ chế tối đa về hỗ trợ di dời, dù chưa phải là một cơ chế dành cho tất cả DN.

Phạm vi hỗ trợ còn hẹp !

Ông Nguyễn Tấn Thịnh – Cục phó Cục Quản lý công sản Bộ Tài chính: Để giúp DN hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi chuyển đổi di dời cần làm rõ  phạm vi điều chỉnh và đối tượng, tạo ra nguồn vốn từ các vị trí đất cũ của các cơ sở thuộc diện di dời.

Thực tế việc di dời của DN với mục đích chung là giảm ô nhiễm môi trường, nhưng mỗi trường hợp đều có sự khác nhau về nguồn gốc đất, về việc sử dụng đất đó của ngành chức năng, về vấn đề nguồn vốn của DN di dời... Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho biết dự thảo đợt này đối tượng được hỗ trợ khá hẹp, chỉ dành cho các DN, cơ sở vẫn mang theo hơi hướng nhà nước. Ngoài ra, dự thảo cũng không thể áp dụng cho một số trường hợp như diện tích đất nơi cũ chưa có chủ quyền sử dụng thì không thể bán, cho thuê như dự thảo quy định. Hoặc diện tích đất cũ của DN được Nhà nước quy hoạch phục vụ cộng đồng công ích như làm đường, bệnh viện trường học... thì DN chỉ có thể nhận đền bù hoặc được hỗ trợ theo các quy định khác của pháp luật. Một ví dụ như trường hợp Cty đóng tàu và thương mại Petrolimex bị thiệt thòi, gần như mất trắng quyền sử dụng miếng đất cũ, mà chỉ được hỗ trợ kinh phí di dời. Nguyên nhân là miếng đất cũ của Cty là do Cty thuê của nhà nước, và bây giờ nhà nước lấy lại để làm công viên. Do vậy Cty không thể tự mình chuyển đổi mục đích, cũng không thể không thể liên doanh liên kết sản xuất kinh doanh những lĩnh vực không ô nhiễm môi trường.

Trường hợp của Cty Sơn Bạch Tuyết cũng là một ví dụ về phạm vi hẹp trong việc hỗ trợ di dời DN. Cty Sơn Bạch Tuyết là 1 trong 10 DN di dời trọng điểm của TP HCM. Tuy nhiên sau khi di dời thì Cty không thể liên doanh liên kết trong việc sử dụng lại diện tích cũ cho mục đích khác. Lý do là theo quy chế dự thảo, vốn góp của DN chủ của khu đất phải chiếm không dưới 15% tổng vốn của liên doanh, mà khả năng của Cty Bạch Tuyết không thể đạt mức vốn này. Ngoài ra, nhiều DN cho rằng việc ban hành dự thảo đã quá chậm, đó là chưa nói từ dự thảo đến chính thức ban hành quy chế còn phải mất một thời gian nữa. Thực tế này đặt ra vấn đề với những DN đã di dời xong trước thời điểm ban hành quy chế thì họ có được áp dụng quy chế thao cách hồi tố không?. Thậm chí nếu cho hồi tố thì một số DN nói cũng thiệt thòi cho họ, vì nhiều chi phí không thể tính cụ thể do không có quy chế để quan tâm tích toán.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Nhiều băn khoăn thi hành Luật Nhà ở
  • Bộ Tài chính khẳng định gian lận về nhập khẩu xe tải Van
  • DNNVV cần trợ lực mạnh mẽ hơn
  • 4 trọng tâm chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
  • Những điểm còn bỏ ngỏ trong dự thảo luật ngân hàng
  • Tìm nguyên nhân các vụ xe ô-tô, xe máy tự bốc cháy
  • Nghị định về quản lý chất lượng công trình áp dụng cho tất cả các dự án
  • Không rõ hoạt động của 200 tổ chức hành nghề luật sư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%