Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ẩn số dòng tiền

Chỉ số tăng dần trên cả 2 sàn giao dịch, thanh khoản của thị trường chứng khoán ngày càng khởi sắc... Phải chăng thị trường đã xuất hiện cơ hội hồi phục?

Tuần qua, thị trường chứng khoán đã có một số dấu hiệu tích cực khi cả chỉ số và khối lượng giao dịch trên 2 sàn TPHCM và Hà Nội đều tăng so với tuần trước. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng một chu kỳ hồi phục nhưng phân tích của các chuyên gia lại khác.
Dòng tiền nhỏ vào sàn Hà Nội

Thống kê từ 2 Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM và Hà Nội cho thấy tuần qua, VN-Index đã tăng 1,6 điểm so với tuần trước, HN-Index tăng mạnh hơn với 5,2 điểm. Về khối lượng giao dịch, tại sàn TPHCM không thay đổi nhiều nhưng trên sàn Hà Nội, khối lượng đã tăng mạnh dần qua từng phiên. Cụ thể, khối lượng giao dịch đã tăng từ 28,88 triệu cổ phiếu trong phiên đầu tuần lên 53,21 triệu cổ phiếu trong phiên cuối tuần. Khối lượng giao dịch trung bình đạt 43,16 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị trung bình hơn 503 tỉ đồng/phiên (trong khi giá trị giao dịch ở tuần trước chỉ khoảng 300 tỉ đồng/phiên)...

Phòng Phân tích Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) nhận xét: “Cảnh báo về nợ xấu của các ngân hàng (NH) đã không tạo ra tâm lý dao động cho nhà đầu tư, mà ngược lại, dù còn nhiều thử thách nhưng phiên cuối tuần, tâm lý thị trường đã tốt hơn”. Công ty Chứng khoán Quốc tế (VIS) thì cho rằng nhà đầu tư chuyển hướng mua mạnh sang sàn Hà Nội một phần vì lý do giá của nhiều cổ phiếu trên sàn này đã về mức rất thấp. Ngoài ra, do HN-Index không bị chi phối nhiều bởi các cổ phiếu lớn nên phản ánh trung thực hơn diễn biến thị trường giúp nhà đầu tư có thể xoay chuyển quyết định một cách kịp thời khi cần thiết.

Ông Trương Duy Khiêm, Giám đốc ACBS - Chi nhánh Lê Ngô Cát, nhận xét: Dường như có một dòng tiền mới đang đổ vào sàn Hà Nội. Đây có thể là dòng tiền nhàn rỗi đến từ các nhà đầu tư thực sự nhìn thấy giá cổ phiếu đã về vùng hợp lý, an toàn nên chấp nhận mua vào. Đặc biệt là những người chưa giải ngân kịp ở chu kỳ giảm mạnh vừa qua...

Thách thức dòng tiền lớn

Một số chuyên gia thiên về xu hướng thận trọng lại cho rằng dòng tiền vào sàn Hà Nội không nhiều và khả năng sẽ không trụ lâu dài, trong khi dòng tiền chính đến từ nền kinh tế vẫn còn gặp khó khăn do chính sách thắt chặt tiền tệ của NH Nhà nước. Đồng thời, khó khăn của các công ty chứng khoán về áp lực giải chấp vẫn còn... “Khi các công ty chứng khoán chưa thực sự “ổn” thì thị trường sẽ khó ổn định lâu dài, bởi chính các công ty chứng khoán là người hiểu mình, hiểu thị trường hơn ai hết”- một chuyên gia phân tích.

Một số ý kiến khác đánh giá dù tốc độ lạm phát đã giảm trong tháng qua, song gần đây, giá cả hàng hóa lại đang có dấu hiệu tăng lên và khả năng lạm phát cao vẫn có thể quay lại vào những tháng cuối năm. Chưa kể, tháng 7 là tháng công bố kết quả kinh doanh 6 tháng của doanh nghiệp niêm yết. Với tình hình tài chính thắt chặt, kinh tế khó khăn như vừa qua thì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khó có thể  khả quan...
Ông Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư tài chính Trường Đại học Kinh tế TPHCM, cho rằng: NH Nhà nước cuối tuần qua đã giữ nguyên quan điểm không lùi thời hạn giảm tỉ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất xuống 22% vào cuối tháng 6 và hạ xuống 16% vào cuối năm. Điều này cho thấy các NH thương mại, đặc biệt là 15 NH còn “vướng”, sẽ phải tiếp tục thu hồi các khoản nợ. Chưa kể, cuối năm nay, cũng là thời điểm mà các NH chưa đủ vốn điều lệ 3.000 tỉ đồng đã được gia hạn, nay bắt buộc phải thực hiện... “Khi dòng tiền còn “gặp khó” thì khả năng tăng điểm bền vững của thị trường là điều không dễ dàng…”- ông Chí bình luận.

(Báo Người Lao Động Điện tử)

  • CTCK có thể bị phạt 70 triệu đồng nếu dự báo giá chứng khoán
  • Công ty đại chúng vẫn bỏ quên quyền cổ đông
  • Môi giới tránh ngồi tù oan, cách nào?
  • Margin: Không nên bó chặt vào một tỷ lệ
  • Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/6
  • Tuần từ 06/06 – 10/06 : Khối ngoại bán ròng nhẹ trên cả hai sàn.
  • Nghịch lý từ thị trường chứng khoán - Lợi nhuận chưa bằng lãi suất ngân hàng
  • Những thương vụ đình đám thời chứng khoán khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!