Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Áp lực giải chấp là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm điểm"

Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK SJC khi trao đổi với ĐTCK về nguyên nhân khiến thị trường sụt giảm mạnh trong thời gian qua cho rằng, áp lực giải chấp là nguyên nhân chính.

Hiện tại, tôi cho rằng, giá cổ phiếu đã rẻ. Có cổ phiếu giá chỉ khoảng 5.000 - 6000 đồng/CP, trong khi kế hoạch cổ tức năm 2011 ở mức 15%, mà 4 tháng đầu năm đã có EPS khoảng 1.000 đồng thì khả năng thực hiện kế hoạch trả cổ tức là khả thi. Bản thân cổ phiếu đã rớt giá quá mức bình thường, nhưng mức chiết khấu này là do yếu tố khác, không phải từ nội tại doanh nghiệp. Giá cổ phiếu đã rẻ, nhưng có rẻ nữa hay không thì khả năng vẫn có thể xảy ra.

Có nhận định rằng, lạm phát có dấu hiệu giảm và TTCK có cơ hội tăng trở lại. Theo tôi, lạm phát tính theo tháng thì có dấu hiệu giảm. Nhưng lạm phát chỉ có thể giảm nếu không tính đến việc giá xăng, giá điện tiếp tục tăng. Mà cả hai yếu tố này khó biết trước.

Chính sách tiền tệ hiện nay vẫn là hút tiền về. TTCK nhiều khả năng sẽ không xuống sâu nữa, nhưng cơ hội tăng lên khá thấp, do không có dòng tiền hỗ trợ. Dòng tiền hiện nay chủ yếu đến từ công ty niêm yết mua cổ phiếu quỹ và một phần tiền cổ tức chi trả. Nhiều người nhận thấy giá cổ phiếu rẻ, nhưng vẫn chờ đợi hoặc gửi tiền vào ngân hàng, chứ chưa mua.

Tôi chưa ghi nhận về việc bán khống. Còn áp lực giải chấp thì quá rõ ràng. Chính công ty chúng tôi cũng nhận được văn bản của các ngân hàng về việc dừng cho vay cầm cố chứng khoán và cũng phải khuyến nghị khách hàng về giải chấp. Nếu như các ngân hàng vẫn phải thực hiện giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất xuống 22% vào ngày 30/6 mà không được giãn, thì nhiều khả năng TTCK còn một đợt khó khăn nữa. Vì trong đợt giảm giá của thị trường vừa qua, thanh khoản cũng giảm mạnh, nên hoạt động giải chấp (nếu có) chưa thực hiện được nhiều. Đến thời hạn 30/6, ngân hàng buộc phải ép bán giải chấp bằng mọi giá hoặc là tìm cách lách. Một số ý kiến lo ngại về vỡ nợ chứng khoán, nhưng khó xác định được, vì không có con số dư nợ vay cầm cố chứng khoán là bao nhiêu. Nếu không giải tỏa được bài toán giải chấp thì TTCK còn lình xình.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Công ty chứng khoán đưa giải pháp chống… “bóp méo VN-Index”
  • Cổ phiếu tăng trần hàng loạt, VNindex tăng vọt lên trên 430 điểm.
  • Thu hẹp diện DN niêm yết phải soát xét báo cáo tài chính bán niên
  • Môi giới chứng khoán: Nghề nguy hiểm?
  • Mở phiên : Vnindex tăng điểm nhẹ, khối lượng giao dịch giảm.
  • CTCK không được cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán: Đong đếm lợi - hại
  • StockBiz &VFP: Hnxindex: Đà rơi đã chững lại
  • Tin vắn chứng khoán ngày 1/6
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!