Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề xuất lập quỹ đền bù tài sản cho nhà đầu tư chứng khoán

Ngân hàng phá sản, người gửi tiền được Nhà nước đảm bảo thanh toán, nhưng chứng khoán thì không. Lãnh đạo chứng khoán Hà Thành bỏ trốn, để lại món nợ 100 tỷ đồng dấy lên nguy cơ mất an toàn cho tài sản nhà đầu tư.

Cách đây gần 2 năm, VAFI đã đề xuất với Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán phải lập ngay Quỹ đền bù tài sản cho nhà đầu tư khi tiền, chứng khoán có thể bị chiếm đoạt bởi một số nhân viên công ty chứng khoán. Song, kiến nghị này chưa được xem xét.

Việc Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán Hà Thành bỏ trốn, để lại món nợ gần 100 tỷ đồng một lần nữa cho thấy tiền và chứng khoán của nhà đầu tư để ở một số công ty chứng khoán không an toàn. Bởi điều này có thể lặp lại trong tương lai.

Khuyến nghị của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, Ủy ban chứng khoán cần khẩn trương nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế thành lập và hoạt động Quỹ đền bù tài sản cho nhà đầu tư. Nếu như không triển khai thực hiện, bất kỳ hiện tượng mất mát tài sản nào của nhà đầu tư do một số nhân viên công ty chứng khoán gây ra thì Chủ tịch SSC phải chịu trách nhiệm đền bù.

Theo VAFI, lẽ ra việc cho phép một nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản ở nhiều công ty chứng khoán phải được thực hiện sớm hơn, để qua đó giúp nhà đầu tư phân tán rủi ro.

Dù triển khai khá chậm trễ, song phía Hiệp hội cho rằng Thông tư 74 vừa mới ra đời cho phép thực hiện điều này kể từ đầu tháng 8, nhà đầu tư phải lưu ý kỹ khi "chọn mặt gửi vàng" nơi định mở tài khoản. Cụ thể, những nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm và ít nắm bắt hoạt động của công ty chứng khoán nên mở nhiều tài khoản, để phân tán rủi ro, đồng thời phải chọn công ty tiềm lực tài chính mạnh, quản trị kinh doanh tốt.

Việc cho phép một nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản giao dịch theo quy định của Thông tư 74, theo VAFI đáp ứng được đòi hỏi của nhà đầu tư nước ngoài ở chỗ: danh mục đầu tư được đảm bảo tương đối bí mật, kế hoạch mua bán chứng khoán khó bị phát hiện hơn, giảm thiểu nhiều hành vi giao dịch nội gián.

(Vnexpress)

  • Chứng khoán chưa hết lo
  • Nhận diện những lực đẩy chứng khoán
  • Chứng khoán: Khi 'thượng đế' khốn cùng
  • Hợp thức hóa giao dịch “chui”
  • Lãi suất bớt căng, cơ hội cho chứng khoán
  • Từ số phận công ty chứng khoán đến quyền lợi nhà đầu tư
  • Những điểm đáng chú ý trong Thông tư 74 của Bộ Tài chính
  • Cuối tuần: Khối ngoại giao dịch sôi động, mua ròng mạnh trên cả hai sàn.
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!