Nhà đầu tư vẫn hoài nghi về thị trường khi mà thanh khoản của phiên hôm qua vẫn đứng ở mức thấp. Áp lực bán trên cả hai sàn khá mạnh mẽ.
Thị trường chứng khoán thế giới phiên giao dịch ngày hôm qua đã chứng kiến sự tăng giảm đan xen của các thị trường lớn, tuy nhiên mức dao động ở mức thấp. Tại Mỹ, thị trường lo lắng khi cơ quan xếp hạng tín dụng Moody hạ xếp hạng tín dụng của Bồ Đào Nha, thị trường lo lắng kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại. Chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 12,90 điểm tương đương 0,1% xuống 12.569,87 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 1,79 điểm tương đương 0,13% xuống 1.337,88 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 9,74 điểm tương đương 0,35% lên 2.835,77 điểm. Tại Châu Âu thì thị trường Pháp tăng nhẹ 0,11%, thị trường Đức giảm nhẹ 0,05%, thị trường Pháp giảm mạnh nhất với mức giảm 0,61%. Chứng khoán Châu Á cũng kết thúc chuỗi tăng điểm liên tiếp. Giá vàng và giá dầu thế giới đồng loạt tăng.
Trong nước cũng không có thông tin vĩ mô nào đáng chú ý. Giá vàng trong nước giữ giá 37,6 triệu đồng dù vàng thế giới tăng gần 8 USD. Ngày 1/7, lãi suất liên ngân hàng ở hầu hết kì hạn vẫn trên 13%/năm, riêng lãi suất qua đêm giảm về gần 11,5%/năm và lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn 6 tháng lên 15%/năm. Tổ chức tín dụng có thể mua 1,3 tỷ USD từ doanh nghiệp nhà nước. Con số này chỉ bằng 1/6 so với số nhập siêu trong nửa đầu năm nay.
Mở đầu phiên giao dịch hôm nay, áp lực bán mạnh xuất hiện ngay từ đầu phiên khiến nhiều cổ phiếu chỉ tăng giá nhẹ. Những tín hiệu tích cực từ phiên hôm qua dường như chưa xua tan đi được sự lo lắng cũng như hoài nghi của nhà đầu tư về thị trường, bởi đó là thanh khoản của thị trường vẫn đứng ở mức thấp, dòng tiền vẫn chưa đổ mạnh vào thị trường. Trên sàn các cổ phiếu tăng giảm đan xen. Sự phân hóa cũng diễn ra khi không phải mã nào cũng tăng giá. Các cổ phiếu có tác động lớn tới Vnindex thì chỉ có MSN và VNM tăng giá. Thanh khoản đợt 1 cũng đứng ở mức thấp.
Kết thúc đợt 1 thì Vnindex tăng nhẹ 1,12 điểm lên 432,15 điểm. Khối lượng giao dịch chỉ đtạ 691 nghìn đơn vị. Giá trị giao dịch tương ứng là 11,22 tỷ đồng.
Dẫn đầu thị trường về thanh khoản không phải là các mã quen thuộc nữa, mã là mã IDI với 154 nghìn đơn vị, APC đứng thứ 2 với 56 nghìn. Các mã khác khớp được trên 30 nghìn đơn vị là ITC, PVT, SSI…
Tại sàn Hà Nội, áp lực bán cũng diễn ra khá mạnh mẽ tại các cổ phiếu. Lượng dư bán giá trần tại một vài mã là rất lớn. Tuy nhiên thì các mốc giá này nhanh chóng bị che lấp bởi nhiều cổ phiếu đã trở về giá tham chiếu hoặc xanh nhẹ. Đây có thể hiểu là hành động chốt lời ngắn hạn của giới đầu tư khi mà thị trường chưa có nhiều thông tin hỗ trợ. Các cổ phiếu vốn hóa lớn và có tính đầu cơ cao vẫn giữ được đà tăng giá như BVS, KLS. Đà tăng của HNX-index đang giảm dần theo thời gian.
Tính đến 8h55’ thì HNX-index chỉ còn tăng được 0,12 điểm lên mức 74,43 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 4,6 triệu đơn vị. Giá trị giao dịch tương ứng là 54,17 tỷ đồng.
Dẫn đầu về thanh khoản vẫn là KLS với 894,8 nghìn đơn vị. Tiếp theo là BVS với 532 nghìn. Các mã khớp được nhiều khác là VND, PVX…
(Stockbiz)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com