Dòng tiền đầu cơ tiếp tục đứng ngoài thị trường trong bối cảnh thiếu những thông tin hỗ trợ tích cực cho thị trường. Mở phiên hai sàn đồng loạt giảm điểm nhẹ.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước đã chứng kiến sự giảm điểm tại cả Mỹ và Châu Âu. Tại Mỹ, thị trường hết sức thất vọng khi Bộ Lao động Mỹ công bố tăng trưởng trên thị trường việc làm tháng 6/2011 chỉ bằng 1/6 so với dự báo của giới chuyên gia. Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 62,29 điểm tương đương 0,49% xuống 12.657,20 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 9,42 điểm tương đương 0,7% xuống 1.343,80 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 12,85 điểm tương đương 0,45% xuống 2.859,81 điểm. Châu Âu cũng có một phiên giảm điểm khá mạnh, thị trường Anh giảm 1,06%, thị trường Đức giảm 0,92%, thị trường Pháp giảm 1,67%. Giá vàng đã lên mức cao nhất trong hai tuần trở lại đây, giá dầu biến động nhẹ.
Trong nước, tỷ giá liên ngân hàng đã thiết lập mốc đáy mới vào ngày 9/7 khi giảm xuống còn 20.608 đ nhưng tỷ giá mua bán tại các NHTM vẫn tiếp tục xoay quanh mốc 20.550 đ – 20.670 đ. CPI có lẽ vẫn là đề tài “nóng” trên các phương tiện truyền thông vào những ngày qua khi mà các tổ chức nước ngoài cho rằng lạm phát của Việt Nam sẽ tăng trở lại sau khi NHNN hạ lãi suất OMO. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết sẽ công bố danh tính các NHTM không đạt giới hạn tỷ lệ phi sản xuất vào ngày 30/6 theo lộ trình đã định và sẽ xử phạt nghiêm khắc chứ không phải là giơ cao đánh khẽ. Ngoài ra, khả năng NHNN thay đổi chính sách về bất động sản như kiến nghị của Bộ Xây Dựng cũng khá thấp. Bên cạnh đó thì lãi suất huy động và cho vay đã có sự điều chỉnh giảm nhẹ. Thông tin về giá cả các mặt hàng thực phẩm như thịt, cá, trứng… ở Hà Nội đã tăng giá trở lại khiến nhiều chuyên gia và nhà đầu tư lo lắng lạm phát sẽ quay trở lại từ tháng 7 này.
Mở phiên giao dịch đầu tuần, tình trạng lình xình đi ngang tiếp tục diễn ra, khi mà cầu vào yếu ớt, bên bán không muốn bán giá thấp khiến thanh khoản èo uột. Nhiều mã chưa xác định được giá mở cửa do không có lệnh đặt ATO. Giao dịch đáng chú ý là BMC, mã này có dư mua ATO hơn 130 nghìn đơn vị và ngay sau cũng là khối lượng mua giá trần hơn 130 nghìn, BMC cuối tuần trước cũng tăng trần. Các cổ phiếu có tác động lớn tới VNindex thì chỉ có VNM tăng giá (tăng 3000 đồng), còn lại các mã như BVH, VIC, MSN đều đứng giá.
Kết thúc đợt 1 thì VNindex giảm nhẹ 0,91 điểm về mức 429,41 điểm. Khối lượng giao dịch chỉ đạt 358 nghìn đơn vị, giá trị giao dịch tương ứng là 6,14 tỷ đồng. Thanh khoản của thị trường tiếp tục đi xuống, chứng tỏ dòng tiền vẫn đứng ngoài thị trường.
Trên sàn duy nhất có STB khớp được trên 100 nghìn đơn vị, cụ thể thì STB khớp được 135 nghìn. Các mã còn lại khớp được rất ít là BGM 29 nghìn, REE 17,7 nghìn đơn vị.
Tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-index đã xanh nhẹ đầu giờ giao dịch, nhưng sắc xanh cũng không duy trì được lâu và HNX quay đầu giảm điểm ngay sau đó, đà giảm có phần gia tăng theo thời gian. Thanh khoản tại HNX cũng đứng ở mức thấp và nhiều mã chưa có giao dịch. Các cổ phiếu vốn hóa lớn đều giảm giá nhẹ. Mã PVE sau khi tăng trần cuối tuần trước hiện tại chỉ còn tăng được 200 đồng.
Tính đến 8h55’ thì HNX-index đang giảm 0,43 điểm về mức 72,41 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 1,77 triệu đơn vị. Giá trị giao dịch tương ứng là 18,473 tỷ đồng.
Giao dịch tích cực nhất về thanh khoản là PVL với 195 nghìn đơn vị, PVL mới đây đã thoát khỏi diện cảnh báo của HNX. Đứng thứ 2 mới đến KLS với 183 nghìn, SHB 133 nghìn, SCR 101,4 nghìn đơn vị. Các mã khác đều khớp dưới 100 nghìn đơn vị.
(Stockbiz)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com