Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sóng ngầm cổ phiếu ngân hàng

Nhiều công ty chứng khoán, chuyên gia đều có nhận định chung là chứng khoán vẫn còn những rủi ro ngắn hạn nhưng hiện tại đang là cơ hội tốt cho những mục tiêu đầu tư dài hạn, trong đó cổ phiếu ngân hàng là một đích ngắm.

“Nếu có tiền nhàn rỗi, tôi sẽ mua cổ phiếu ngân hàng chứ không gửi tiết kiệm. Không gì chắc ăn bằng mua cổ phiếu ngân hàng hiện nay” – một người trong lớp nhà đầu tư ngân hàng mới nói và đề nghị không đăng tên ông.

Chưa bao giờ kể từ ngày có thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu ngân hàng xuống thấp như bây giờ. Do giá thấp nên đã xuất hiện một lớp những nhà đầu tư “dạo chơi” với loại cổ phiếu này. Họ là những người giàu có tiền mặt, am hiểu kỹ nghệ tài chính một cách thực tế vì phần lớn họ đã từng và đang mài đũng quần trên những chiếc ghế nghiệp vụ ở các tổ chức tín dụng. Họ sẵn sàng giải ngân số tiền lớn để mua cổ phiếu các ngân hàng, cả trên thị trường OTC lẫn niêm yết.

Lớp nhà đầu tư “dạo chơi”

Hầu hết cổ phiếu ngân hàng OTC (trừ cổ phiếu ngân hàng Quân Đội và Techcombank) hiện đều giao dịch dưới mệnh giá. Những người thuộc lớp nhà đầu tư nói trên thường mua những lô lớn, trị giá từ vài tỉ đến vài trăm tỉ đồng giá trị giao dịch. Họ mua đúng giá thị trường, cũng cò kè bớt một thêm hai, không nâng giá, không tranh giành. Người mua đồng ý bán, họ mua. Vì đi “gom”, không chịu áp lực thời gian, họ mua một cách thảnh thơi, biết chắc món hàng mình tìm ở mức chất lượng thế nào.

Công bằng mà nói cổ phiếu nhiều ngân hàng đang ở dưới giá trị thực. Ngay cả những ngân hàng nhỏ, mới chào đời chưa lâu, cũng kinh doanh có lãi. Có ngân hàng chia cổ tức 10 – 12%/năm tiền mặt mà thị giá chỉ 7.000 – 8.000 đồng/cổ phiếu. Hơn nữa, cổ phiếu ngân hàng được tiếng là có bảo hiểm. Trong vòng mười mấy năm qua, chỉ có ngân hàng Mê Kông đã giải thể. Còn lại chưa có ngân hàng nào phá sản. Một nhà đầu tư tính toán: “Mua cổ phần ngân hàng không chấm bảy, không chấm tám, mai mốt lỡ có phá sản, chuyện này tới 90% không xảy ra, họ thanh lý tài sản, trả cho cổ đông ít cũng được bằng giá mua hiện giờ”.

Những người mua kỳ vọng trong vòng từ 6 đến 12 tháng tới, giá cổ phiếu ngân hàng sẽ tăng. Họ nói cổ phiếu ngân hàng chỉ còn bằng 30 – 40% giá của chính nó cách đây hai năm và bằng 5 – 10% cách đây năm năm. Mà những năm qua, các ngân hàng nói chung đã lớn mạnh hơn, quản trị cũng minh bạch hơn, không có cớ gì giá lại tụt giảm mạnh như vậy. Giá xuống, chủ yếu do tâm lý thị trường. Cũng tâm lý ấy sẽ đẩy giá lên.

Lớp nhà đầu tư cổ phiếu ngân hàng mới khá minh bạch, họ không giấu giiếm họ đang mua cổ phiếu nào. Cứ nhìn giao dịch trên sàn là rõ. Một nhà đầu tư đang nắm giữ vài trăm tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu những ngân hàng tầm cỡ cho biết hiện có hàng ngàn tỉ đồng “tiền tươi thóc thật” đang cần mẫn hàng ngày mua cổ phiếu STB, EIB, HBB, ACB. Vì thế nhiều tháng nay, những cổ phiếu này không rớt giá thêm nữa. Hàng ngàn tỉ đồng chờ mua đó không phải của một người, mà của nhiều người, nhiều nhóm nhà đầu tư khác nhau.

Phỏng đoán một trào lưu mua bán ngân hàng?

Một ngân hàng cho biết từ nhiều tuần nay một số quỹ đầu tư nội năng đến tiếp xúc, tìm hiểu tình hình hoạt động của họ và sau đó đặt vấn đề giới thiệu để mua cổ phiếu với tỷ lệ vài ba phần trăm. Ngân hàng này cho biết họ sắp tạm ứng 10% cổ tức sáu tháng đầu năm bằng tiền mặt và cuối năm sẽ chia thêm 10% nữa, chưa kể chuẩn bị chia thưởng cổ phiếu từ nguồn thặng dư để tăng vốn điều lệ.

Liệu việc mua gom có phải là sự mở đầu của trào lưu sáp nhập, mua bán ngân hàng? Một quan chức ngân hàng Nhà nước nhận định rằng không. Thực tế chỉ ra chính thức thì không một cá nhân hay tổ chức nào đủ tiềm lực tài chính để mua cả một ngân hàng và luật cũng không cho phép một thể nhân, hay một pháp nhân sở hữu một ngân hàng. Ngoài ra để làm cổ đông một ngân hàng không khó, nhưng làm cổ đông lớn thì phải được cơ quan quản lý xem xét. Không phải cứ nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao là đương nhiên được làm thành viên hội đồng quản trị. Có quy định rõ ràng về năng lực, trình độ của thành viên hội đồng quản trị. Nếu không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, nhà đầu tư chỉ là người nắm giữ cổ phiếu mà thôi! Năm ngoái đã có nhà đầu tư mua cổ phiếu một ngân hàng, nhưng không được ngân hàng Nhà nước phê duyệt chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, nên đành rút lui.

Người ta có thể nhận thấy một số tổ chức, một số “ông chủ” lớn của một số ngân hàng bắt đầu mua thêm cổ phiếu của ngân hàng mình. Họ mua một phần bởi họ ở trong ruột, họ biết giá trị thật của ngân hàng. Phần khác bởi giá cổ phiếu đang thấp và cần phải tăng tỷ lệ nắm giữ lên mức tối đa, đề phòng lỡ đâu có sự thâu tóm. Phòng bệnh hơn chữa bệnh!

Nhớ lại những năm 2003 – 2004 lúc bấy giờ cổ phiếu ngân hàng cũng rẻ, mà tầm cỡ ngân hàng không thể sánh với hiện tại, giá cũng hơn một, một phẩy năm chấm. Đầu năm 2003 cổ phiếu Eximbank rao bán trên thị trường OTC giá 8.000 đồng mà người mua vẫn chê. Cái khác bây giờ là người mua cổ phiếu ngân hàng không chê. Họ cứ mua thôi. Sóng ngầm cổ phiếu ngân hàng đang hình thành!

(SGTT Media)

  • Khối ngoại mua ròng 45 tỷ đồng trên cả hai sàn
  • 29/6: Giá trị giao dịch hai sàn đạt hơn 740 tỷ đồng
  • CTCP Khai thác và Chế biến Khoáng sản Lào Cai: Nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu
  • Giao dịch ký quỹ: Ai xong trước làm trước
  • Giao dịch khủng của khối ngoại tại VNM nói lên điều gì?
  • IPO Petrolimex : Phép thử thị trường ?
  • Nhà đầu tư đang chờ mùa báo cáo
  • Mở phiên: VNindex tăng điểm nhẹ nhờ những cổ phiếu bluechips
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!