Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điều gì khiến đồng dollar xuống thấp ?

3 yếu tố dưới đây được coi là những nguyên nhân gần nhất gây ảnh hưởng tới đồng dollar.

 

Mặc dù đồng bạc xanh đã tăng trở lại so với đồng euro và các đồng tiền hàng hóa khác, câu chuyện đáng chú ý ngày hôm nay lại là sự yếu đi của đồng USD so với đồng Yen. Đà trượt giảm của cặp USD/JPY đã khiến các đồng tiền khác so với đồng Yên đều hạ và nó cũng cho thấy diễn biến dao động giá trên thị trường tiền tệ trong phiên hôm qua đang phản ánh những lo ngại rủi ro. Tình trạng này xuất hiện khi thị trường chứng khoán mất điểm cũng như lợi tức trái phiếu trượt giảm. Giới đầu tư tìm thấy hàng loạt nguyên nhân chứng tỏ sự đi xuống của đồng dollar Mỹ. Tuần trước, báo cáo kinh tế và những bình luận của các quan chức FED đã buộc giới đầu tư phải từ bỏ những kỳ vọng về việc tăng lãi suất trong thời gian tới. Mặc dù sự yếu đi của cặp USD/JPY là nguồn gốc chính khiến lợi tức trái phiếu giảm nhưng 3 yếu tố dưới đây cũng được coi là những nguyên nhân mới nhất gây ảnh hưởng tới đồng dollar:

1. Mùa lợi nhuận bắt đầu với những thông tin xấu

Thị trường hi vọng nhiều vào mùa báo cáo lợi nhuận sắp tới bởi vì nền kinh tế Mỹ đang cho thấy những tín hiệu tốt, hoạt động sản xuất đã được mở rộng và doanh thu bán lẻ có nhiều triển vọng khả quan. Thật không may là, mùa báo cáo này lại được khởi động với những con số không mấy tốt đẹp từ Alcoa và Chevron. Những báo cáo này đã khiến thị trường chứng khoán tuột dốc và kích thích lực chốt lời đối với các đồng tiền có lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Intel và JPMorgan công bố cuối tuần này vẫn được kỳ vọng khả quan. Tin tức của ông lớn Ngân hàng này có thể sẽ xây dựng một niềm tin mới cho các hãng tài chính khác khi lợi nhuận kỳ vọng sẽ tăng 56% so với năm trước. Trong khi đó, 2 trong 3 quý gần đây, Intel đã đánh bại dự đoán của các chuyên gia và họ hi vọng điều này sẽ được lặp lại một lần nữa.

2.Trung Quốc nâng cao lượng dự trữ

Theo báo cáo xuất khẩu hôm thứ 2, Trung Quốc đã nâng cao nhu cầu dự trữ với nỗ lực củng cố nền kinh tế và cắt giảm lạm phát. Đây là lần đầu tiên nước này nâng cao tỷ lệ dự trữ kể từ tháng 11/08.  Những bước đi tiếp theo nhằm thắt chặt nền kinh tế và ngăn chặn bong bóng bùng nổ có thể sẽ không có lợi cho sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu bởi vì trong thời gian gần đây Trung Quốc đã góp phần to lớn cho sự phục hồi thế giới này. Kết quả là, giá hàng hóa tiêu dùng đã biến động mạnh bởi vì nhiều quốc gia đang ngày càng phụ thuộc và Trung Quốc.

3. Thâm hụt thương mại Mỹ tăng cao

Nguyên nhân thứ 3 giải thích cho sự yếu thế của đồng dollar chính là thâm hụt ngân sách tháng 11 của Mỹ tăng từ -33.189 tỷ USD lên tới -36.402 tỷ USD. Mặc dù những con số này cho thấy thâm hụt ngân sách đã lập mức cao nhất kể từ tháng 1, nó cũng chứng tỏ nhu cầu nhập khẩu tại đây đã tăng lên. Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng và tư bản phẩm tăng mạnh cho thấy sức hấp dẫn tiêu dùng tại Mỹ đang có nhiều dấu hiệu khả quan. Trong khi đó, xuất khẩu giảm do nhu cầu các thiết bị công nghiệp và hàng hóa tiêu dùng vẫn ở mức thấp. Nếu đồng dollar hạ giá mạnh mẽ trong tháng 12 thì thâm hụt Ngân sách có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong tháng trước.

Ngày mai, báo cáo Beige book là báo cáo kinh tế quan trọng duy nhất được công bố. Theo những bình luận gần nhất của các quan chức FED, nền kinh tế Mỹ đang hồi phục nhưng đây vẫn chưa phải là thời điểm cần thiết để bàn về việc tăng tỷ lệ lãi suất. Trong khi đó, Chủ tịch Hoenig- người thường có quan điểm bảo thủ hơn các đồng nghiệp khác- lại cho rằng FED có thể tăng lãi suất thậm chí cả khi thất nghiệp tăng hơn 10%.

 

(giavang)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ngân hàng Thế giới đánh giá môi trường kinh doanh: Hai thay đổi tích cực của Việt Nam
  • Thị trường bất động sản - chứng khoán: nhìn từ tầm vĩ mô
  • Khan tiền hay kẹt vốn?
  • Thâm hụt ngân sách - nỗi lo của các nước năm 2010
  • Lương cơ bản: "Cứng" ở đâu?
  • Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: Định vị trên bản đồ kinh tế thế giới
  • FDI sẽ chỉ thực sự bứt phá vào 2010
  • Dòng tiền ngân hàng và những hệ luỵ của nó trong năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!