Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế thế giới 2010 dưới góc nhìn tài chính đầu tư

Bão nợ sẽ biến thành “nguy cơ sinh tồn” của Eurozone?
(Trang tin VN&QT)

euro-tinkinhte.comKhi tiễn năm cũ và chào đón năm mới, thứ các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đang chào đón không còn là tiếng chuông của năm mới, mà e rằng còn phải đón nhận thêm hồi chuông cảnh báo về các khoản nợ công.

Đúng vào lúc năm 2009 kết thúc, Ủy bản Liên minh châu Âu EC cảnh báo, nền tài chính công một nửa số quốc gia trong số 16 nước thuộc Eurozone hiện đang đứng trước rủi ro rất cao. Theo EC, trong thời gian một năm tới hay thậm chí lâu hơn, chính phủ các nước Eurozone sẽ vừa phải giải quyết vấn đề nợ chính phủ và bội chi ngân sách, vừa phải tránh đe dọa tới sự phục hồi lâu dài của nền kinh tế.

Về việc này, các nhà phân tích cho rằng, vấn đề nợ đã nâng cao chi phí vay nợ của nhiều quốc gia, quy mô thâm hụt ngân sách khổng lồ đã kìm hãm việc chính phủ đưa ra những quyết định chi tiêu quan trọng sau này, tăng trưởng kinh tế năm 2010 của Eurozone đứng trước nhiều áp lực to lớn.

Đón Năm mới trong tình cảnh nợ nần


Cuối năm 2009, khủng hoảng nợ công bùng phát vào cuối năm 2009 đã khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động không ngừng. Ngoài Dubai, các nước Eurozone như Hy Lạp, Tây Ban Nha lần lượt gia nhập vào danh sách khiến nhiều người lo ngại. EU cho biết, tín dụng của Hy Lạp và Tây Ban Nha đã bị hạ thấp, Ireland và Bồ Đào Nha cũng đã nhận được lời cảnh báo hạ thấp xếp hạng tín dụng. Nếu chính phủ các nước khác không tìm cách kịp thời có thể sẽ xảy ra tình trạng hạ thấp tín dụng trong phạm vi rộng lớn hơn.

Trước đó, tuy chính sách kích thích kinh tế quy mô lớn đã giúp 16 nước Eurozone thoát được suy thoái kinh tế, nhưng sẽ gia tăng các khoản nợ công cho Euzozone. Theo dự đoán của những người trong ngành, đến năm 2010, tỷ lệ nợ công bình quân của khu vực Eurozone chiếm trong GDP sẽ đạt 84%, tăng 18% so với mức bình quân của năm 2007, vượt xa giới hạn 60% mà Công ước ổn định và tăng trưởng do EU quy định.

Trong đó, Đức, được coi viên đá tảng tài chính của Eurozone, nhưng tỷ lệ nợ công của nước này chiếm trong GDP trong năm 2010 có thể đạt 78%, còn Pháp nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone cũng sẽ chạm mốc cao kỷ lục 75,8%.

Số liệu mới nhất mà công ty chứng khoán Nomura cung cấp cho thấy, thâm hụt tài chính của Eurozone đã tăng từ 1,9% GDP của năm 2008 lên 6,9% GDP của năm 2009, dự đoán tỷ lệ này trong năm 2010 sẽ dần tăng lên, “sự xấu đi của nền tài chính chắc chắn sẽ mang đến nỗi âu lo lâu dài”.

Lựa chọn chính sách rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan


Hồi chuông báo động nợ đã buộc các nước Eurozone phải khẩn trưởng nghĩ cách đối phó với vấn đề tài chính công, nhưng đồng thời chính phủ các nước còn phải đối mặt với một vấn đề nan giải khác: thắt chặt chính sách tài chính hay tiền tệ quá sớm có thể sẽ đe dọa tới sự phục hồi kinh tế còn yếu ớt của Eurozone.

EC cho rằng, khủng hoảng kinh tế đã khiến các khoản nợ công và tăng trưởng kinh tế còn đang tiềm ẩn của khu vực Eurozone đứng trước nhiều áp lực to lớn. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet hôm 27/12/2009 cho biết: “Các nước Eurozone chậm nhất trong năm 2010 phải cắt giảm thâm hụt ngân sách, sự thâm hụt của một số nước trong đó cũng cần phải cắt giảm trong năm 2010 nhằm duy trì lòng tin của công chúng vào nền tài chính công”.

Theo cảnh báo của các nhà phân tích, nếu thời cơ và tốc độ để chính phủ các nước thắt chặt tài chính bị lỡ hoặc sai lầm, sẽ có thể kìm chế sự phục hồi kinh tế. Một số chuyên gia kinh tế cho hay, tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone sẽ tiếp tục leo thang, đồng thời nền kinh tế vẫn sẽ tăng trưởng yếu ớt, ngoài ra vấn đề nợ công sẽ đẩy chi phí vay nợ, tăng áp lực ngân sách chính phủ.

Một người tham gia thị trường lo sợ, nếu không thể xử lý đúng cách, vấn đề thâm hụt và nợ công của Eurozone sẽ gây biến động thị trường tài chính, đặc biệt là một số quốc gia có rủi ro vỡ nợ cao như Hy Lạp. Tháng 12/2009, Thủ tướng Hy Lạp Andreas Papandreou cho biết: “Hoặc xóa nợ cho chúng tôi, hoặc vấn đề nợ sẽ tiêu diệt đất nước chúng tôi”.

Đồng thời thị trường còn muốn biết, liệu 16 nước Eurozone có đoàn kết dưới bóng đen của khủng hoảng nợ hay không, bởi vì đã có một số người bắt đầu lo lắng, cơn bão nợ này có thể diễn biến thành “nguy cơ sinh tồn” của Eurozone. Trước đó, một thành viên của Ủy ban quản lý thuộc ECB nhiều lần nhấn mạnh đến nguyên tắc “không viện trợ” trong Hiệp ước Lisbon, nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel lại cho biết, “chúng tôi cùng có chung một trách nhiệm”.



Kinh tế thế giới đối mặt 3 ẩn họa tài chính
(Theo Trung Việt // Vneconomy)
 

picture
Theo Moody's, nợ công của các nước trong giai đoạn 2007-2010 có thể lên tới 45% GDP toàn cầu, tương đương 15,3 nghìn tỷ USD.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang qua đi, nhưng thế giới hiện phải đối mặt với 3 nguy cơ tiềm ẩn: hình thành những loại bong bóng mới, thiếu khả năng thanh toán nợ đúng hạn và nợ ngân sách tăng quá cao.

Đó là nhận định của các chuyên gia vừa được đăng tải trên tờ La Croix của Pháp, số ra ngày 28/11.

Theo báo La Croix, cuộc khủng hoảng vừa qua cho thấy tình trạng tài chính toàn cầu ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế và việc làm.

Nguy cơ bong bóng

Hiện nay, hệ thống ngân hàng đang trên đà phục hồi nhờ hưởng những mức lãi suất sàn của ngân hàng trung ương và xu hướng tăng giá trên thị trường cổ phiếu. Triển vọng của nền kinh tế thế giới cũng khá hơn, mặc dù tỉ lệ thất nghiệp vẫn tăng.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, chưa thể loại trừ những mối nguy hiểm do cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua gây ra, thậm chí các biện pháp kích thích kinh tế của các nước có thể tạo ra những rủi ro khác.

Về nguy cơ xuất hiện các bong bóng, biểu hiện đầu tiên là giá tài sản hay nguyên liệu, đều có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do tình trạng bơm tiền mặt vào thị trường, lượng tiền mặt này chỉ hỗ trợ phần nào cho các hoạt động vay tín dụng, phần còn lại đã được đầu tư vào thị trường tài sản, khiến giá bất động sản tăng.

Tại Trung Quốc, giá bất động sản tăng rất nhanh khiến một số nhà quan sát lo ngại rằng, bong bóng bất động sản tại Trung Quốc đang ở giai đoạn có thể nổ tung. Trong vòng một năm qua, giá bất động sản Trung Quốc đã tăng 85%, riêng Thượng Hải, giá những căn hộ mới đã tăng gần 30%.  

Gần đây, một số ngân hàng lớn trên thế giới cảnh báo nợ khó đòi sẽ tiếp tục là gánh nặng đối với các tổ chức tín dụng ở nhiều nước. Nhiều ngân hàng có thể phải chịu những thiệt hại trong kinh doanh do các khách hàng không thể thanh toán nợ đúng hạn.

Ngân hàng Trung ương Đức cho biết đã thu lợi nhuận, nhưng cổ phiếu của ngân hàng giảm vì nợ khó đòi tăng. KB Financial, công ty mẹ của ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc Kookmin, thông báo lợi nhuận hàng quý giảm mạnh hơn dự kiến do tác động từ chi phí cho nợ khó đòi.

Nợ ngân sách tăng vọt

Công ty xếp hạng hàng đầu thế giới Moody's cảnh báo nợ công của các quốc gia trên thế giới sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Kế hoạch phục hồi kinh tế của các chính phủ khiến cho nợ ngân sách ngày càng lớn, đẩy thâm hụt ngân sách tăng thêm vài % GDP trong vòng một năm.

Một số nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản và Đức đã thoát khỏi tình trạng suy thoái trong những tháng gần đây, nhưng vẫn có nguy cơ tái suy thoái, một phần do nợ nhà nước chồng chất. Trong khi đó, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới vẫn tăng trưởng âm trong năm 2009, nhiều chính phủ tiếp tục phải vay nợ để đối phó với những tác động do suy thoái kinh tế gây ra.

Theo Moody's, nợ công của các nước trong giai đoạn 2007-2010 có thể lên tới 45% GDP toàn cầu, tương đương 15,3 nghìn tỷ USD. Vào năm 2010, mức nợ này dự kiến chiếm 80% GDP toàn cầu, lên 49 nghìn tỷ USD.

Để trả nợ, các ngân hàng trung ương phải in thêm tiền. Điều này dẫn đến nguy cơ giới đầu tư mất lòng tin vào giá trị tiền mặt và sẽ đầu cơ vào các tài sản thực như hàng hóa và nguyên liệu, để bảo toàn vốn. Ngoài ra, việc tung ra lượng tiền mặt lớn cũng có thể khiến cho lạm phát có nguy cơ quay trở lại.

Trong khi đó, thế giới ngày càng lo ngại về tình trạng đồng USD mất giá. Hiện đang có xu hướng các nhà đầu tư vay vốn bằng tiền USD với tỷ lệ thấp và mang đi cho vay ở một số thị trường lớn khác để hưởng chênh lệch lãi suất.

Xu hướng này nếu tiếp tục duy trì sẽ khiến cho đồng USD ngày càng bị mất giá, còn giá trị các loại tiền địa phương lại tăng, dẫn tới nguy cơ tăng đầu cơ tại các thị trường tài sản ở nước ngoài, gây nguy hiểm cho khả năng phục hồi kinh tế thế giới.

Đồng thời, việc đồng USD mất giá, tín dụng bị xiết lại cùng với xu hướng giảm sút các đơn đặt hàng sẽ có thể dẫn các doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản.


Thâm hụt ngân sách - Nỗi lo của các nước trong năm 2010
(Theo TTXVN/CT)

Budget-tinkinhte.comNhận định về tình hình nợ ngân sách các nước, giới chuyên gia kinh tế Pháp cho rằng thế giới sẽ phải đối mặt với những thách thức vô cùng to lớn. Đó là thâm hụt ngân sách lên đến mức kỷ lục vào năm 2010 và những khó khăn trong việc thanh toán nợ công vào các năm tiếp theo.

Ông Guillaume Guichard, chuyên gia kinh tế Pháp, nhận định dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, tình trạng thâm hụt ngân sách của các nước đang ngày càng gia tăng. Theo dự đoán, nợ ngân sách, đặc biệt là của các nước phát triển, sẽ lên đến đỉnh điểm vào năm 2010. Nợ trung bình của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chiếm 73,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2007, sẽ tăng lên 100% vào năm 2011. Tổng số nợ ngân sách trong khu vực đồng euro ước tính cũng sẽ đạt đỉnh điểm 1.000 tỉ euro vào năm 2010, so với 650 tỉ euro năm 2008.

Tình trạng của mỗi quốc gia tuy khác nhau, song các nước phát triển bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nợ của Nhật Bản sẽ tăng từ 167% lên 204% GDP. Pháp cũng tăng từ 70% lên 99%, và Hy Lạp từ 103% lên 130%. Ngay cả Đức, một hình mẫu trong việc điều tiết ngân sách, cũng phải chấp nhận nợ ngân sách tăng từ 65% lên 85,5% GDP, vượt quá nhiều so với ngưỡng 60% được qui định trong Hiệp ước Maastricht về nợ ngân sách đối với các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Theo giải thích của các chuyên gia OECD, ngân sách công của các nước thực ra đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng từ tháng 9-2008. Nguồn thu ngân sách từ thuế, vốn phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh tế, bị giảm mạnh do suy thoái, trong khi các khoản chi tiêu công tăng vọt do nạn thất nghiệp gia tăng, kéo theo những khoản trợ cấp xã hội tăng cùng chi phí bổ sung cho các giải pháp an sinh xã hội. Đó là chưa kể chi phí dành cho các kế hoạch phục hồi kinh tế cũng khiến nợ ngân sách tăng đột biến.

Để bù đắp sự thâm hụt này, các nước phải tìm đến giải pháp vay vốn. Tuy nhiên, đây được cho là giải pháp “nguy hiểm” trong trường hợp các nước không bán được trái phiếu kho bạc hoặc phải bán với mức lãi suất quá cao. Điều này sẽ chỉ khiến các khoản nợ ngày càng chồng chất thêm. Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng tình huống trên sẽ khó có thể xảy ra do thị trường đủ khả năng tiếp nhận công trái nhà nước. Thêm vào đó, khu vực tư nhân hiện đang trong quá trình giảm nợ nên các nhà đầu tư sẽ có thêm tiền mặt để đầu tư và giải quyết dần các khoản nợ.

Tuy nhiên, chính ở giai đoạn trả nợ này, những khó khăn mới thực sự bắt đầu khi các nước sẽ phải nỗ lực để “tăng thu, giảm chi”. Điều đó có nghĩa là chi phí phải được duy trì ở mức thấp nhất và nguồn thu thuế sẽ phải tăng cao hơn mức hiện nay.


Thế giới đã chi 2.600 tỷ USD kích cầu kinh tế
(TTXVN/Vietnam+)

Ngày 20/1, báo cáo của Liên hợp quốc về “Tình hình kinh tế thế giới và triển vọng năm 2010“ cho biết kể từ cuối năm 2008, tổng giá trị các gói kích cầu để vượt qua khủng hoảng kinh tế của 59 nền kinh tế trên thế giới đã lên tới hơn 2.600 tỷ USD.

Các cơ quan dự báo kinh tế của Liên hợp quốc cũng như các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều cảnh báo rằng thời điểm hiện nay chưa phải là thời điểm thích hợp để giảm hoặc ngừng các gói kính cầu kinh tế tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản… hoặc các nền kinh tế lớn thuộc thế giới đang phát triển.

Báo cáo dài 176 trang này nhận định rằng trong năm 2010 nền kinh tế thế giới tuy phục hồi nhanh nhưng rất mong manh và nhiều nguy cơ rơi trở lại khủng hoảng, với mức tăng trưởng toàn cầu khoảng 2,4%.

Sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô toàn cầu có thể xói mòn và làm suy yếu hơn nữa đồng đôla Mỹ và trở thành nguồn gây bất ổn định tài chính mới trên quy mô toàn cầu.

Động lực thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế Mỹ là tiêu dùng của dân chúng vẫn thấp vì thất nghiệp cao và lãi suất tiết kiệm tăng để bù lại những tổn thất trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Liên hợp quốc kêu gọi Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp từ 0-0,25% cho đến quý III/2010. Nền kinh tế Mỹ được dự đoán tăng trưởng 2,1% trong năm 2010.

Theo báo cáo, tình trạng thất nghiệp gia tăng sẽ diễn ra ở phần lớn các nước, và đặc biệt nghiêm trọng ở Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và các nước thuộc Liên Xô trước đây.

Báo cáo còn nhấn mạnh các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là châu Á, sẽ phục hồi mạnh nhất với mức tăng trưởng 5,3%.

Các nền kinh tế Bắc Mỹ cũng tăng trưởng trong năm 2010, trong đó hai nền kinh tế lớn nhất khu vực là Mỹ và Canada tăng lần lượt là 2,1 % và 2,6%./.


Châu Á cần khoảng 8.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng
(TTXVN/Vietnam+)

Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Lee Jong-hwa ngày 21/1 cho rằng châu Á đang cần đầu tư khoảng 8.000 tỷ USD vào phát triển cơ sở hạ tầng trong thập kỷ tới, tương đương 750 triệu USD mỗi năm từ nay đến năm 2020.

Phát biểu tại Hongkong nhân dịp diễn ra Diễn đàn tài chính châu Á, ông Lee Jong-hwa cho biết đầu tư vào cơ sở hạ tầng lúc này đã trở nên cấp bách hơn do sự suy giảm của các nguồn đầu tư tư nhân vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Theo ông, hiện vẫn thiếu nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết ở châu Á và một trong những giải pháp khắc phục tình trạng này chính là hình thức liên kết "nhà nước và tư nhân cùng đóng góp".

Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng rõ ràng là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh các nước châu Á đang chuẩn bị cho kế hoạch thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính vốn đã làm chao đảo cả thế giới trong gần 2 năm qua.

Phụ trang kinh tế của tờ Le Figaro (Pháp) ngày 21/1 có bài viết nhận định châu Á đang dần bước chân ra khỏi khủng hoảng và định hướng cho sự phục hồi kinh tế thế giới, với sự đánh giá cao của Thống đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn rằng những ý tưởng, kinh nghiệm kinh doanh của châu Á đáng để học hỏi./.



 

( Cổng thông tin kinh tê Việt Nam và thế giới - tinkinhte.com )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • ADB: Chưa đến lúc dừng kích cầu
  • Khó khăn lớn nhất là vốn?
  • Việt Nam 2010: Chứng khoán - Bất động sản - Ngoại hối - Vàng ?
  • Thách thức lớn cho ngân hàng năm nay
  • IMF nhận định kinh tế phục hồi mạnh hơn dự kiến
  • Ngân hàng Thế giới cảnh báo nguy cơ suy thoái kép
  • Còn “cửa” kinh doanh vàng?
  • Đất đấu giá "khan hàng" vì sao?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!