Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 1/6/2011

CHỈ SỐ KINH TẾ MỸ KÉO DÀI CHUỖI NGÀY SỤT GIẢM

USD tiếp tục suy yếu khi niềm tin tiêu dùng Mỹ tháng 5 công bố giảm đến mức thấp nhất trong 6 tháng (thực tế 60.8, dự báo 66.3) và chỉ số PMI Chicago giảm hơn dự báo (thực tế 56.6, dự báo 63.8).

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 128,21 điểm tương đương 1,03% lên 12.569,79 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 14,10 điểm tương đương 1,06% lên 1.345,20 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 38,44 điểm tương đương 1,37% lên 2.835,30 điểm.

Phiên cuối tháng 5/2011 tiếp tục chứng kiến sự đi lên mạnh của cổ phiếu nhóm ngành sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô, mức tăng lên tới 1%; cổ phiếu năng lượng tăng 1,39%; cổ phiếu tài chính tăng 0,92%; cổ phiếu công nghệ tăng 1,3%.

Phiên hôm qua, thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm sau khi ông Jean-Claude Juncker, người đứng đầu nhóm các Bộ trưởng Tài chính châu Âu, cho biết lãnh đạo châu Âu sẽ quyết định về việc tiếp tục trợ giúp cho Hy Lạp trước thời điểm cuối tháng 6/2011 và cho đến nay đã loại bỏ khả năng tái cơ cấu hoàn toàn đối với nợ của nước này.

Bà Madelynn Matlock, chuyên gia quản lý quỹ tại Huntington Asset Advisors, nói: “Hiện đã có lộ trình giúp Hy Lạp vượt qua khủng hoảng. Điều này giải thích tại sao nhà đầu tư phản ứng tích cực. Tại Mỹ, thông tin kinh tế không còn lạc quan như trước. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không có một QE3. Nhưng chắc chắn chính sách sẽ còn nới lỏng thêm một thời gian nữa. Thị trường chứng khoán sẽ có đà tăng điểm.”

USD/JPY tăng đến 81.70 trong đầu ngày giao dịch hôm qua sau khi Moody cho biết khả năng hạ xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản do tăng trưởng kinh tế yếu, quyết định cắt giảm sẽ được đưa ra trong vòng 3 tháng. Fitch Ratings xếp hạng Nhật Bản ở mức AA, S&P xếp mức AA-, mức xếp hạng Aa2 của Moody cao hơn một bậc so với S&P và Fitch. Tuy nhiên, sau đó USD/JPY giảm nhẹ trở lại khi các chỉ số kinh tế Mỹ công bố không tốt.

Hôm nay công bố báo cáo việc làm ADP, thị trường chăm chú theo dõi báo cáo ADP để dự báo bảng lương phi nông nghiệp công bố vào thứ sáu này, báo cáo ADP công bố gây thất vọng sẽ là áp lực đối với USD.

THỊ TRƯỜNG LẠC QUAN HƠN VỀ NỢ HY LẠP

Thông tin EU đồng ý hỗ trợ thêm cho Hy Lạp vào cuối tháng này đang hỗ trợ cho EUR. Doanh số bán lẻ Đức tăng trong tháng 4 và số người thất nghiệp giảm dưới 3 triệu người lần đầu tiên trong 19 năm, thị trường nhận định trong cuộc họp chính sách tuần tới ECB sẽ nói về khả năng tăng lãi suất lần thứ hai trong năm nay.

Sự suy yếu của các chỉ số kinh tế Mỹ cũng là yếu tố giúp EUR tăng giá, USD đang bước vào xu hướng giảm giá mới cho nên đồng tiền chung nhận được hỗ trợ, mục tiêu tăng giá hôm nay: 1.45.

VÀNG ĐƯỢC HỖ TRỢ MẠNH TẠI 1525 USD/OZ


Vàng sideways trong biên độ 1532-1540 trong suốt ngày giao dịch hôm qua với các tin tức tác động trái chiều, USD giảm giá khi các chỉ số kinh tế công bố sụt giảm là một yếu tố hỗ trợ cho vàng nhưng thị trường tỏ ra lạc quan hơn về vấn đề nợ của Hy Lạp lại là yếu tố tiêu cực.

Các chuyên gia nhận định vàng đang bước vào giai đoạn sideways trước khi phá vỡ theo chiều trên, đặc điểm tháng 6, 7 là mùa thấp điểm của vàng, lịch sử cho thấy những đợt tăng giá mạnh thường bắt đầu vào cuối tháng 8.

Với xu hướng suy yếu trở lại của USD vàng sẽ được hỗ trợ, dự kiến biên độ hôm nay: 1525-1540 USD/oz.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
Tiền tệTrạng tháiMục tiêuDừng lỗ
MuaBán
Vàng1525.00 1535.001530.00
EUR/USD1.4400 1.45001.4350
GBP/USD1.6440 1.65201.6400
AUD/USD1.0720 1.08201.0670
USD/JPY 81.4080.8081.70
Ngoại tệBiên độ giao dịch
Hôm trướcDự báo hôm nay
Vàng1532.05 – 1540.691525.00 – 1540.00
EUR/USD1.4276 – 1.44231.4380 – 1.4520
GBP/USD1.6421 – 1.65461.6440 – 1.6530
AUD/USD1.0641 – 1.07561.0700 – 1.0820
USD/CAD0.9654 – 0.97700.9580 – 0.9700
USD/JPY80.70 – 81.7780.80 – 81.50

 (Các tư vấn trên chỉ mang tính tham khảo và mang tính thời điểm)

 

(Eximbank)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!