Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần

5Trong phiên giao dịch tại châu Á ngày 16/5, có thời điểm đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tuần, khi các nhà đầu tư cho rằng các cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp sẽ không suôn sẻ sau khi ông Strauss-Kahn bị bắt giữ.

Trong phiên giao dịch buổi sáng tại Tokyo, đồng euro giảm xuống mức 1,4048 USD, so với 1,4108 USD tại New York cuối tuần trước, trước khi tăng lên 1,4091 USD trong phiên buổi chiều. Đồng tiền châu Âu giảm xuống mức 113,4 yen, trước khi giao dịch ở 114,1 yen, so với 113,99 yen. Đồng USD tăng lên 80,99 yen, so với 80,71 yen.

Ban điều hành IMF đã chỉ định quan chức số hai là ông John Lipsky giữ chức quyền Tổng giám đốc, song các chiến lược gia tiền tệ cho rằng sự cố đối với thiết chế này sẽ ngăn trở những nỗ lực để đạt được một giải pháp đối với các nước đang lâm nợ.

Theo kế hoạch, các bộ trưởng tài chính Eurozone sẽ nhóm họp trong hai ngày 16-17/5 để bàn về việc cứu trợ Bồ Đào Nha cũng như tình hình nợ của Hy Lạp.

Theo chiến lược gia tiền tệ Gareth Berry ở UBS, bất kỳ sự trì hoãn nào trong việc giải quyết tình hình hiện nay ở Eurozone cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của các nhà giao dịch. Ít nhất trong một vài ngày tới, thị trường sẽ vẫn nghi ngờ về hoạt động của IMF, khi tổ chức này vừa có một nhà lãnh đạo mới.

Đồng đôla Australia (AUD) cũng bị kéo xuống 1,052 USD từ mức 1,0581 USD trước đó, trước khi tăng lên 1,0553 USD. Chiến lược gia hàng đầu về tiền tệ ở ngân hàng ANZ, Grant Turley, cho rằng với sự thay đổi đang diễn ra ở IMF, đồng USD có thể sẽ giảm xuống mức thấp 1,045 USD, khi các nhà giao dịch cho rằng những nỗ lực cứu trợ một số nước châu Âu có thể gặp trở ngại.

Trong phiên giao dịch cùng ngày, đồng USD tăng giá so với các đồng tiền châu Á khác như đồng đôla Singapore, đồng won Hàn Quốc, đồng đôla Đài Loan, đồng peso Philippines, đồng baht Thái Lan và đồng rupiah Indonesia./.

(TTXVN)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Ngoại hối Việt Nam và 4 hiểm họa
  • Lãi suất “ăn” hết lợi nhuận
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 16/05/2011
  • Euro xuống mức thấp nhất trong 6 tuần so với USD
  • Cần quyết liệt giảm lãi suất
  • Tăng lãi suất cho vay tiêu dùng
  • Tỷ giá liên ngân hàng không đổi ở mức 20.678 đồng/USD
  • TS. Nguyễn Minh Phong: Bốn ngộ nhận về "đô la hóa" và những hệ lụy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!