Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng Rúp của Nga chạm mức cao nhất năm 2009 so với USD

Đồng Rúp đã tăng lên mức cao nhất so với USD trong năm nay sau khi giá dầu tăng lên và chính phủ nhóm G 20 đã nhất trí duy trì các nỗ lực khích thích kinh tế.

Rúp đã tăng 0,8% lên 28,8390/ USD vào lúc 10:29 phút sáng 10/11 tại Mátxcơva, mức cao nhất kể từ tháng 12/2009. Rúp đã ổn định ở mức 43,1235/ Euro.

Giá dầu đã tăng hơn gấp đôi kể từ tháng 2/2009, đã đẩy mạnh triển vọng thu nhập của nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới này và đang hỗ trợ đồng Rúp.     

Từ đầu tháng 9 đến nay, đồng rúp là đồng tiền tăng giá mạnh nhất so với đồng USD.

 Hôm qua, 10/11,  Ngân hàng Trung ương Nga đã mua vào 700 triệu USD và bán ra đồng rúp trong nỗ lực ngăn đồng tiền này tăng giá.

Ngân hàng Trung ương kiểm soát chặt chẽ tỷ giá của đồng rúp so với giỏ tiền tệ bao gồm 55% đồng USD và 45% đồng euro. Dù vậy, Ngân hàng Trung ương vẫn để đồng rúp tăng giá lên mức 35,19 rúp/USD, mức cao nhất từ tháng 12/2008.

Như vậy tính từ đầu tháng 9 đến nay, đồng rúp đã tăng giá 8,5% so với giỏ tiền tệ bởi nhu cầu đối với dầu của Nga tăng, đồng USD yếu khiến đồng rúp tăng giá. Cùng khoảng thời gian trên, đồng rúp đã tăng giá 10,7% so với đồng USD.

Đồng rúp hiện nay đã lấy lại hơn một nửa mức giảm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khi đó Ngân hàng Trung ương buộc phải dùng dữ trữ ngoại tệ của mình để ngăn đồng nội tệ trượt giá.

Áp lực lên đồng rúp đang tăng lên bởi hoạt động kinh doanh ngoại hối, nhà đầu tư vay đồng tiền có mức lãi suất thấp và đầu tư vào loại tiền tệ có mức lãi suất cao hơn.

Những đợt cắt giảm lãi suất sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ lên đồng rúp.

Ngân hàng Trung ương Nga đã giảm lãi suất 3,50 điểm phần trăm từ tháng 4/2009 xuống mức 9,5% hiện nay, dù vậy mức lãi suất này vẫn cao hơn rất nhiều so với lãi suất cơ bản tại các nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Ngân hàng trung ương Nga dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất  thêm một nửa điểm trong năm nay xuống mức thấp kỷ lục do các nhà hoạch định chính sách đang thúc đẩy các ngân hàng cho vay nhiều và kìm chế xu hướng tăng giá của đồng rúp vốn đang đe doạ sức phục hồi của xuất khẩu.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Nga giảm còn 9,7% trong tháng 10, so với mức 14,2% trong năm ngoái và tỷ lệ lạm phát trung bình đạt trên 14% trong cả năm 2008.

(Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Khả năng đồng USD mất giá lâu dài khá nhỏ
  • Tăng tỷ giá liên ngân hàng ổn định thị trường ngoại hối
  • Đô la Mỹ giảm giá do nhu cầu đầu tư an toàn giảm
  • Thị trường tiền tệ thế giới sáng 10/11/2009: USD tăng giá
  • Đồng tiền nào thách thức đồng USD?
  • Tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 11 cao nhất từ đầu năm đến nay
  • Tỷ giá USD/VND sẽ tăng nhẹ
  • Thống đốc NHNN: Chính sách tiền tệ sẽ không đổi trong năm nay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!