Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ có thực sự muốn duy trì đồng USD mạnh?

Với những ai tham gia hoạch định chính sách kinh tế của Mỹ, việc nhấn mạnh ý chí chính trị vào việc duy trì đồng USD mạnh có thể khiến họ khó chịu, bởi nó bỏ qua thực tế rằng sự vận động của đồng USD là một cách quan trọng để nền kinh tế toàn cầu thích nghi khi tình hình thay đổi.

 

Khi được hỏi về việc liệu sự đi xuống quá nhanh của đồng USD trong những tháng vừa qua có phản ánh đúng chiến lược có chủ định của chính phủ, bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy F. Geithner đã trả lời đúng với ngôn ngữ được cả một thế hệ Bộ trưởng Tài chính Mỹ quen dùng.

Ông Geithner phát biểu tại một diễn đàn của Hội đồng Quan hệ Quốc tế: "Chính sách của chúng tôi, chừng nào tôi còn ở vị trí này, đã và sẽ luôn là, đồng USD mạnh nằm trong lợi ích quốc gia. Chúng tôi không bao giờ theo đuổi một chiến lược nhằm làm suy yếu đồng tiền của chúng tôi để giành lấy lợi thế kinh tế".

Hôm 9/5, ông Geithner có cuộc gặp với các quan chức Bắc Kinh tại Washington và cố gắng thuyết phục Trung Quốc để đồng nhân dân tệ (NDT) tăng giá so với đồng USD, qua đó thúc đẩy thương mại Mỹ. Như thế, bằng phép toán đơn giản của thị trường hối đoái, điều này sẽ làm suy yếu đồng USD - điều cuối cùng cũng chỉ nhằm đạt được phần lợi thế kinh tế.

Mâu thuẫn này phản ánh sự đối lập cơ bản trong cách tiếp cận của Mỹ đối với đồng USD. Chính phủ thực tế đã ban hành một loạt chính sách để đồng USD "có thể" giảm dần giá trị theo thời gian. Nhưng không ai trong chính quyền dám thẳng thắn thừa nhận điều này, bởi lý do chính trị và khả năng xảy ra phản ứng tiêu cực trên thị trường tài chính.

Trong một ngày đầy biến động trên thị trường tài chính toàn cầu hôm thứ 5/5, đồng USD đã tăng giá so với đồng Euro nhưng lại giảm giá so với đồng Yen, và giá dầu cùng các hàng hóa khác có đợt giảm trong ngày mạnh nhất trong hai năm qua.

Đối với nền kinh tế Mỹ, ai sẽ được và ai sẽ mất khi đồng USD yếu hơn? Một đồng USD mất giá sẽ giúp các nhà sản xuất và nông dân cạnh tranh tốt hơn trên thị trường toàn cầu, qua đó tạo thêm việc làm. Nhưng điều này cũng sẽ khiến hàng nhập khẩu, như dầu, trở nên đắt đỏ hơn, và người tiêu dùng sẽ chịu thiệt khi mua xăng hay quần áo, máy tính và xe hơi sản xuất ở nước ngoài.

Các quan chức Mỹ không nhìn nhận nỗ lực thuyết phục Trung Quốc hạ giá đồng NDT là hành động nhằm làm suy yếu đồng USD, mà thay vào đó, họ nói họ muốn giá trị các đồng tiền phản ánh đúng hơn thực tế kinh tế và hạn chế mất cân bằng trong nền kinh tế thế giới, nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng tài chính.

Khi đồng USD đã mất giá 9% so với các tiền tệ chủ yếu khác kể từ tháng 11, các nhà hoạch định chính sách vẫn khẳng định đồng USD mạnh đại diện cho một quốc gia mạnh.

Cựu thống đốc bang Minnesota, Tim Pawlenty, ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sắp tới,  nói trong cuộc phỏng vấn của kênh Fox News: "Đồng USD mạnh đại diện cho một nền kinh tế mạnh và một quốc gia mạnh".

Sự đi xuống nhanh của đồng USD có thể ảnh hưởng xấu tới vai trò là tiền tệ chủ chốt của thế giới - được sử dụng trong nhiều giao dịch quốc tế và được các nhà đầu tư đánh giá là phương tiện lưu trữ tài sản an toàn - và làm giảm tầm ảnh hưởng kinh tế của Mỹ. Đồng USD vươn lên là đồng tiền hàng đầu của thế giới xảy ra khi Mỹ nổi lên trở thành cường quốc vượt trội của thế giới một thế kỷ trước.

Nhưng với những ai tham gia hoạch định chính sách kinh tế của Mỹ, việc nhấn mạnh ý chí chính trị vào việc duy trì đồng USD mạnh có thể khiến họ khó chịu, bởi nó bỏ qua thực tế rằng sự vận động của đồng USD là một cách quan trọng để nền kinh tế toàn cầu thích nghi khi tình hình thay đổi.

Đơn cử, trong giai đoạn giữa những năm 1980, đồng USD đã mất giá 47% mặc dù nền kinh tế Mỹ đang bùng nổ và nước này đang đứng trước khả năng giành chiến thắng trong chiến tranh lạnh. Ngược lại, cuối năm 2008 và đầu năm 2009, đồng USD lại mạnh lên 24% khi kinh tế Mỹ đang rơi tự do.

Các chính trị gia Mỹ thường tập trung vào tỷ lệ mất giá có thể chấp nhận được. Trong một phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ Ben S. Bernanke nhận được 6 câu hỏi phản ánh quan ngại về giá trị của đồng USD.

Đại diện cho quan điểm đó, nghị sĩ Tom Coburn mới đây đã phát biểu trên kênh truyền hình Bloomberg rằng chính quyền và Fed đang "làm mất giá trị đồng tiền, điều này sẽ dẫn tới lạm phát lớn. Và đây chẳng khác nào việc tăng thuế đối với mỗi gia đình thu nhập trung bình và mỗi người dân nghèo trên đất nước này".

Các bộ trưởng Tài chính trước đây đã phải trả giá vì quá thẳng thắn khi bày tỏ suy nghĩ của mình đối với đồng USD. Ông Paul O'Neill, năm 2001, và người kế nhiệm John Snow, năm 2003, đều đưa ra bình luận về cách giá trị đồng USD được thiết lập trên thị trường thế giới và phản ảnh thực tế kinh tế. Cứ sau mỗi lần như thế, nhà đầu tư lại phản ứng bằng cách ồ ạt bán ra đồng USD do quan ngại Mỹ đang sẵn sàng đề cho giá trị đồng tiền này tụt nhanh.

Điều đó giải thích tại sao ông Geithner lại thận trọng hơn trong những câu trả lời mới đây của mình. Tương tự, trong cuộc họp báo tuần trước, Bernanke cũng nhấn mạnh khi được hỏi về vấn đề đồng USD rằng, Fed "tin tưởng đồng USD mạnh và ổn định năm trong lợi ích của Mỹ cũng như của nền kinh tế toàn cầu".

Thực tế, Fed của ông Bernanke đã theo đuổi hai chính sách làm suy yếu đồng USD: lãi suất siêu thấp khiến cho đầu tư bằng đồng USD trở nên kém hấp dẫn hơn và chiến dịch mua lại trái phiếu đầy tham vọng làm tăng cung đồng USD.

Nhưng ông Bernanke, cũng giống như ông Geithner, có thể sẽ giải thích rằng lời nói và hành động đó về cơ bản không hề mâu thuẫn. Họ và như nhiều người tiền nhiệm khác thường viện cớ rằng các biện pháp nhằm củng cố nền kinh tế Mỹ, như kích thích phục hồi và thúc đẩy thương mại, cuối cùng cũng sẽ giúp đồng USD mạnh lên.

David Malpass, chủ tịch công ty nghiên cứu kinh tế Encima Global, nhìn nhận: "Cả Geithner và Bernanke đều phải đưa ra những đánh giá về đồng USD, và sẽ là an toàn nhất nếu nói 'đồng USD mạnh nằm trong lợi ích của chúng ta'. Tôi không phản đối gì việc họ nói như thế, nhưng thực sự sẽ tốt hơn nếu có một đồng tiền mạnh và ổn định."

O'Neill, bộ trưởng Tài chính Mỹ từ năm 2001-2002, sau đó cũng thẳng thắn thừa nhận về yếu tố chính trị kỳ lạ của đồng USD.

"Khi tôi còn là bộ trưởng Tài chính, tôi không được phép nói điều gì khác ngoài "đồng USD mạnh, đồng USD mạnh", ông phát biểu trên kênh Bloomberg năm 2008. "Sau đó tôi phải nói rằng ý tưởng về chính sách đồng USD mạnh chỉ là một khái niệm rỗng tuếch... Nó hàm ý trong đó rằng chúng ta ít nhiều vẫn có khả năng kiểm soát mối quan hệ giữa giá trị của đồng USD với các tiền tệ khác trên thế giới".
------------------------------
Tác giả: ĐÌNH NGÂN (THEO WASHINGTON POST)
Nguồn: VEF

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!