Ngày 21/3, các chỉ số hối đoái châu Á của tập đoàn tài chính Bloomberg và JPMorgan (Hoa Kỳ) đã xác nhận các đồng tiền châu Á hiện đang có xu hướng tăng giá mạnh.
Sự tăng giá của nhiều đồng tiền châu Á, nhất là đồng đô la Singapore (SGD) và ringgit Malaysia (RM) diễn ra sau các nỗ lực của nhóm G7 ngăn chặn sự tăng giá của đồng yên Nhật làm ổn định thị trường và gia tăng nhu cầu đối với các tài sản ở các thị trường mới nổi.
Đồng yên đã giảm giá 2 ngày liên tiếp trên các thị trường tiền tệ quốc tế sau khi G7 tuyên bố cùng Nhật Bản phối hợp can thiệp ngăn chặn đồng tiền này tăng giá.
Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã tăng lãi suất để đối phó với nguy cơ tăng giá này.
Các nhà phân tích nhấn mạnh hành động của G7 đã phát đi tín hiệu tích cực đến các thị trường tiền tệ quốc tế và làm dịu nguy cơ suy thoái kinh tế mới.
Tiêu điểm kinh tế của các nước châu Á hiện đã trở lại việc tập trung xử lý nguy cơ lạm phát trong khu vực.Trong bối cảnh này, các đồng tiền châu Á có xu hướng tăng giá mạnh.
Trong ngày thứ 3 liên tiếp, đồng SGD đã tăng giá 0,6%, đồng RM tăng giá 0,4% , đồng đô la Hongkong và đồng won Hàn Quốc đều tăng giá 0,2%. Đồng nhân dân tệ Trung Quốc tăng giá 0,11%, đạt mức tỷ giá cao nhất trong vòng 17 năm qua sau khi nước này yêu cầu các ngân hàng tăng mức dự trữ ngoại tệ bắt buộc lần thứ 3 trong năm 2011, đồng RM Indonesia tăng 0,4%, mức tăng cao nhất trong vòng 4 năm qua.
Các đồng tiền châu Á khác có tỷ giá hối đoái tăng chậm là đồng bath Thái Lan và đồng đô la Đài Loan đều tăng 0,1%.
(Theo Mai Hằng // Tin Chính phủ)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com