Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ổn định tỷ giá, chống đầu cơ

Việt Nam hoàn toàn có đủ nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, có thể kiểm soát và ổn định thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, muốn tránh những cơn sốt tỷ giá như vừa qua, cần giảm dần, tiến tới loại bỏ tình trạng USD hóa…

Ảnh: Linh Tâm

USD và vàng đã trở thành tâm điểm trên thị trường tài chính tiền tệ tuần qua khi liên tục "sốt nóng". Vàng vật chất "nóng hầm hập" thì giá USD cũng đạt mức cao nhất tính từ quý II-2008. Các nhà nhập khẩu toát mồ hôi khi phải chi thêm cả tỷ đồng để mua USD theo giá chợ đen. Nhiều mặt hàng nóng lên cùng cơn biến động của giá USD: các mặt hàng điện tử, máy tính, xe máy nhập khẩu... được điều chỉnh tăng giá ít hoặc nhiều. Đặc biệt, đối với mặt hàng xe máy cao cấp, khảo sát tại thị trường Hà Nội cho thấy, các xe hạng sang như SH, Spacy, thậm chí Fuma, Nouvo đều tăng giá bán từ 2 triệu đến 5 triệu đồng.

Vì sao tăng?

Lý giải câu hỏi này cần tìm hiểu về mối quan hệ giữa USD và vàng. Giá vàng hiện chủ yếu được niêm yết bằng USD, do vậy biến động của chỉ số USD có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Ngoài ảnh hưởng bởi tỷ giá quy đổi giữa vàng và USD, ngay các yếu tố tác động đến sự tăng - giảm của chỉ số USD cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng theo từng thời điểm nhất định.

Thời gian gần đây, giá vàng đã liên tục tăng nóng nhờ sự đóng góp của các quỹ đầu cơ thế giới. Ở trong nước, giá vàng cũng liên tục leo thang do ảnh hưởng của giá vàng thế giới cũng như tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD - dùng để quy đổi giá thế giới sang tiền đồng đang có khuynh hướng tăng trở lại. Cuốn theo cơn lốc của giá vàng và tâm lý "không mua hôm nay, ngày mai sẽ đắt" của nhiều người dân đã khiến giới buôn lậu vàng mạnh tay gom USD để nhập hàng là lý do chính khiến giá đồng ngoại tệ này trên thị trường tự do tăng mạnh.

Theo giới kinh doanh vàng, vừa qua giá vàng Việt Nam luôn cao hơn khá nhiều giá vàng thế giới như chiều 12-11 cao hơn gần 1,4 triệu đồng/lượng đã khiến giới buôn lậu vàng gom USD mua vàng tuồn về Việt Nam. Thêm vào đó, những người tiêu dùng lâu nay có nắm giữ vàng và gửi vào ngân hàng nay đem vàng ra bán rồi mua USD.

Bên cạnh đó, trong những ngày gần đây, thị trường chứng khoán đang điều chỉnh xuống, giá bất động sản tại TP Hồ Chí Minh đang nguội lạnh, còn tại Hà Nội lại đang quá nóng do những dấu hiệu đầu cơ đã khiến nhiều người chùn tay không dám lao vào mà chuyển sang đồng USD... Một lý do khác là giá USD tăng xuất phát từ các DN xuất nhập khẩu. Trên thực tế, các nhà xuất khẩu hiện nay khi có nguồn thu bằng ngoại tệ vẫn không muốn bán ngay cho ngân hàng và tiếp tục duy trì trên tài khoản, với mục đích kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng thêm.

Kể cả những khi có nhu cầu về vốn lưu động, một số DN mạnh dạn vay tiền đồng, thay vì bán ngoại tệ sau khi được đối tác thanh toán để bổ sung vốn lưu động. Một phần do vay vốn bằng VND trong lúc này không ít DN được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất, còn nguồn USD tiếp tục được cất giữ trên tài khoản với kỳ vọng giá lên. Đối với các nhà nhập khẩu, lo ngại khi tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động nên đã nhanh chóng tìm mua USD thanh toán, nhằm tránh rủi ro khi tỷ giá tiếp tục có xu hướng tăng...

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định USD chỉ có thể đứng ở mức 17.000-17.500 đồng/USD trong 6-9 tháng tới. Mặt khác, dù tỷ giá VND/USD biến động mạnh trên thị trường tự do song do quy mô của thị trường này so với thị trường chính thức là rất nhỏ nên không thể gây xáo trộn đối với hoạt động tài chính, tiền tệ và sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Điều đáng lo ngại ở chỗ, nhiều người dân phải chịu nhiều rủi ro khi đổ xô đi bán USD lúc tỷ giá thấp và mua vào lúc tỷ giá cao.

Điều hành theo hướng nào?

Trong nhiều trường hợp, tăng hay giảm tỷ giá VND/USD đều gặp những phản ứng trái chiều giữa các DN xuất khẩu và DN nhập khẩu. Từ đầu năm 2008 trở lại đây, tỷ giá hối đoái thực sự là một vấn đề bức xúc của các DN và các ngân hàng thương mại (NHTM). Biến động tỷ giá đã có những ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng đến hoạt động kinh doanh của hai nhóm đối tượng trên, qua đó tác động đến khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế vĩ mô.

Những phản ứng của thị trường tiền tệ trong thời gian qua cho thấy, khi tỷ giá được điều hành linh hoạt hơn theo thị trường, có định hướng rõ và dự báo được thì tình trạng đầu cơ sẽ giảm bớt. Câu chuyện của thị trường tự do cũng liên quan tới vấn đề chính sách điều hành tỷ giá. Thời gian qua, có lúc công tác điều hành chưa đủ độ linh hoạt, phản ứng chậm trước diễn biến thực tế. Tất nhiên, phản ứng chậm cũng có cái tốt là ổn định vĩ mô, nhưng sẽ tạo ra sự lệch pha giữa nguồn cung và nguồn cầu, giữa từng bộ phận thị trường, do đó có thể tạo ra những kẽ hở cho tung tin đồn, đầu cơ trục lợi.

Trước thực tiễn không thể phủ nhận là hoạt động kinh doanh của các DN và NHTM trong 2 năm gần đây gặp nhiều khó khăn do sự biến động không ngừng của tỷ giá USD/VND, thị trường ngoại hối Việt Nam đang đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ và linh hoạt các công cụ can thiệp khác nhau từ phía NHNN một cách kịp thời. Theo nhận định của nhiều chuyên gia tài chính, nếu xét trên tổng thể nền kinh tế, khả năng cân đối ngoại tệ là hoàn toàn khả thi.

Việt Nam hoàn toàn có đủ nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, có thể kiểm soát và ổn định thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, tình trạng USD hóa chính là rào cản lớn để giải quyết hai vấn đề cơ bản trên. Do đó, yêu cầu quan trọng là các cơ quan quản lý và DN phải giảm dần và tiến tới loại bỏ hiện tượng USD hóa trong nền kinh tế, với những đổi mới đồng bộ, hiệu quả trong chính sách quản lý thị trường, cho vay ngoại tệ và chính sách lãi suất.

(Theo Bình Thu // Hanoimoi Online)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Đồng USD vẫn chưa “thất thế” trên thị trường tiền tệ
  • Lãi suất Việt Nam đồng sẽ tăng
  • VND/USD có dấu hiệu hạ sốt
  • Đồng USD quay đầu giảm nhẹ trên thị trường châu Á
  • Lãi suất huy động không được vượt 10,5%
  • Đồng yên tăng lên mức cao nhất trong 14 năm
  • Tiền tệ thế giới 27/11: Yên lên mức cao nhất 14 năm qua
  • Thị trường Tiền tệ ngày 27/11/09 Vàng tạm “nghỉ chân”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!