![]() |
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Phi Tuấn |
Sau khi VDB giới thiệu dự án cho vay tiết kiệm năng lượng, mới đây, Bộ Công Thương lại tiếp tục giới thiệu thêm một dự án khác, với mục tiêu cắt giảm 25% năng lượng tiêu thụ cho các ngành công nghiệp trong vòng 10 năm tới.
Mục tiêu này được đưa ra trong hội thảo giới thiệu dự án “Xúc tiến sử dụng năng lượng hiệu quả trong công nghiệp nhờ tối ưu hóa hệ thống và thực hiện các tiêu chuẩn quản lý năng lượng” do Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hiêp quốc (UNIDO) tổ chức. Con số 25% cao hơn rất nhiều so với nhiều phương pháp mà các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra, bằng cách cải thiện tập trung vào các thành phần riêng rẽ như động cơ, máy bơm hay nôi hơi, vốn chỉ tiết kiệm được khoảng 2-3%. Ông Sanjaya Shrestha, quản lý dự án của UNIDO, cho biết dự án này sẽ được triển khai từ tháng 7-2010 và kéo dài trong thời gian ba năm, với tổng vốn khoảng 7,6 triệu đô la Mỹ, trong đó Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ gần 1 triệu đô la Mỹ; còn lại là huy động từ nhiều nguồn khác như chính phủ, UNIDO, các quỹ và thể chế tài chính cùng khu vực tư nhân. Theo ông, hầu hết hiệu suất năng lượng trong công nghiệp đạt được là thông qua cách thức quản lý năng lượng trong một cơ sở công nghiệp hơn là bằng cách mua sắm công nghệ mới. Vì thế, với cách tiếp cận mới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đạt được hiệu quả trong tiết giảm năng lượng, giảm phát thải CO2, bảo vệ môi trường. Ông Phương Hoàng Kim, Chánh Văn phòng tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương, cho biết với mức tăng trưởng GDP và công nghiệp trong thời gian qua, dự đoán nhu cầu tăng trưởng năng lượng trong 10 năm tới sẽ là 12,1% năm, gấp 3 lần so với hiện nay, tức vượt quá 100 triệu tấn dầu quy đổi. Ông Kim nói công nghiệp là ngành tiêu thụ năng lượng lớn nhất, chiếm tới 36% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc và dự án này nằm trong các kế hoạch mà bộ đang xúc tiến hợp tác với các tổ chức, chính phủ để tìm kiếm các giải pháp quản lý lẫn kỹ thuật nhằm thực hiện tiết kiệm khoảng 6-8% từ nay đến năm 2015 đã đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng có hiệu quả từ năm 2006. Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu chỉ tập trung vào các thành phần riêng rẽ trong hệ thống thì hiệu quả tiết kiệm rất thấp, trong khi đó với việc tối ưu hóa hệ thống cùng với các tiêu chuẩn quản lý năng lượng thì dự kiến mức tiết kiệm có thể giảm đến 25%, vì thế đây là một tiềm năng vô cùng lớn. Một chuyên gia của UNIDO nói rằng hiệu suất năng lượng trong công nghiệp giúp tăng trưởng kinh tế và ít ảnh hưởng môi trường và cải thiện tính cạnh tranh. Trong khuôn khổ dự án các nhóm ngành được lựa chọn sẽ là dệt may, thực phẩm, giấy và bột giấy, cao su. Chuyên gia này nói hiện ISO đang tổ chức xây dựng tiêu chuẩn hệ thống quản lý năng lượng, số hiệu ISO 51000. Dự kiến trong năm tới mới có thể áp dụng trên toàn thế giới. Khi tiêu chuẩn này được đưa ra, tất cả các thành viên của UNIDO phải áp dụng, trong thời gian đó thì chỉ có các quốc gia cam kết mới phải thực hiện. Theo UNIDO, công nghiệp tiêu thụ hơn 1/3 năng lượng sơ cấp của thế giới và có tiềm năng giảm được 26%. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ cung cấp năng lượng (không kể giao thông vận tải) cho công nghiệp chiếm hơn 50%, tạo ra một sự căng thẳng giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và hạn chế của các nguồn cung cấp năng lượng.
(Theo Phi Tuấn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com