Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nên tận dụng nguồn tiền từ Israel

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, việc tận dụng nguồn kinh phí ưu đãi từ Nghị định thư tài chính là cơ hội doanh nghiệp nên nắm lấy.

Trong cuộc tiếp xúc mới đây giữa đại diện doanh nghiệp Việt Nam và Israel, Đại sứ Effie Ben Matityau cho biết, nhiều công ty của nước này đang nhắm đến thị trường Việt Nam. Nghị định thư tài chính Israel - Việt Nam sẽ góp phần tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp cả hai nước đẩy mạnh giao thương.

Cơ hội giao thương

Theo Nghị định thư tài chính, chính phủ Israel sẽ cung cấp khoản vay dài hạn trị giá tối đa là 150 triệu USD và có thể cao hơn nữa tùy theo sự thoả thuận của hai chính phủ. Cũng theo Đại sứ Effie Ben Matityau, Israel và Việt Nam có nền kinh tế bổ sung cho nhau. Israel là nước có công nghệ cao, điều này Việt Nam rất cần cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy nên, Nghị định thư góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ và hợp tác liên doanh giữa hai nước. Điều này cũng đã thể hiện trong đời sống giao thương thực tế.

Khoản tín dụng được đảm bảo từ hai Chính phủ, chi phí thấp, chi trả dài hạn là lợi thế của nguồn vốn từ nghị định thư tài chính

Suy thoái kinh tế trên thế giới có thể khiến cho các nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá của Việt Nam gặp khó khăn hơn. Vì vậy, sử dụng nguồn vốn từ quỹ 150 triệu USD sẽ góp phần tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Để thúc đẩy triển khai Nghị định thư này, mới đây, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tập đoàn bảo hiểm xuất khẩu Israel (ASHRA) vừa sang Việt Nam để làm việc với Bộ Tài chính, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - ngân hàng thực hiện nghị định về phía Việt Nam, cũng như gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Ông Ben David Ovadia - Chủ tịch ASHRA cho biết, về phía Israel, các thủ tục để tiến hành giải ngân khoản vay đã được giản tiện với thời gian trả lời cho mỗi hợp đồng vay chỉ tối đa là một tháng. Và cuộc tiếp xúc mới đây với phía Việt Nam cũng cho thấy một thái độ thúc đẩy tích cực như trên. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội như thế nào.

Doanh nghiệp Việt Nam được lợi gì?

Ông Ben David Ovadia nhấn mạnh đến những lợi thế có được từ Nghị định thư này như: doanh nghiệp sẽ nhận được khoản hỗ trợ đảm bảo từ Chính phủ; hỗ trợ từ những tổ chức tài chính có sẵn, được linh hoạt lựa chọn hình thức vay, được ASHRA ưu đãi về phí bảo hiểm… Nhưng điểm đáng lưu ý là thời gian vay dài hạn và ân hạn tốt.

Quy trình vay vốn khá rõ ràng. Khi nhận được hàng từ đối tác Israel xong, doanh nghiệp Việt Nam mới phải trả trước 15% trị giá hợp đồng trong vòng 6 tháng. 95% của 85% khoản vay còn lại sẽ nhận được bảo lãnh, được hỗ trợ tài chính từ Israel. Nếu chọn thời gian hoàn trả là 8 năm, doanh nghiệp sẽ chi trả 16 lần, mỗi 6 tháng/ lần với lãi suất Libor + 0,25%/năm. Nếu thời gian vay 10 năm, sẽ trả làm 20 lần và lãi suất là Libor + 0,35%/năm. Những khoản vay trị giá 25 triệu USD sẽ chỉ được tham gia khung thời gian 8 năm nhưng vượt qua ngưỡng này sẽ được linh hoạt chọn một trong hai cách thanh toán trên.

Tuy đưa ra nhiều phân tích về lợi thế trên, nhưng ông Ben David Ovadia vẫn không quên khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các đối tác Israel, công nghệ của nước này. Nếu thấy phù hợp thì đừng ngần ngại đăng ký tham gia Nghị định thư tài chính. Tuy mới qua một năm thực hiện, nhưng đến nay, ASHRA đã nhận được nhiều đề nghị từ BIDV và doanh nghiệp của Israel về đối tác Việt Nam. Cộng với những kinh nghiệm khi triển khai Nghị định thư tài chính với Trung Quốc, vị đại diện của ASHRA bảy tỏ sự lạc quan vào phát triển giao thương giữa Israel và Việt Nam. “Israel không phân biệt riêng lĩnh vực, ngành hàng nào mà ưu tiên tất cả, vậy nên, các doanh nghiệp đừng bỏ qua cơ hội này”, ông Ben David Ovadia khuyên.

 

(Theo Doanh nhân)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!