Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nước Anh sẽ bị "trả đũa" vì đã từ chối cứu Hy Lạp

Theo tờ “Daily Telegraph”, sau khi Anh tỏ thái độ không tham gia kế hoạch cứu trợ Hy Lạp của khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, rất nhiều nước Liên minh châu Âu EU lên tiếng cảnh cáo, nếu xảy ra khủng hoảng tài chính quốc gia này sẽ vấp phải "đòn trả đũa" đó là , không thể nhận được sự viện trợ tài chính từ EU.

Do nước Anh không ký một chữ nào trong phương án cứu trợ 378 tỷ bảng Anh, nên các quan chức của cả khu vực Eurozone và các quốc gia ngoài Eurozone đều cho biết, nếu nước Anh rơi vào khủng hoảng tài chính, thì không nên cầu cứu viện trợ từ các quốc gia châu Âu, bởi vì họ sẽ không được nhận bất kỳ một khoản viện trợ nào.

Pháp, Thụy Điển và các quốc gia EU khác đều dự đoán, việc Anh gặp khủng hoảng chỉ là vấn đề thời gian, đồng EUR vào cuối tuần này cũng sẽ bị tác động mạnh mẽ. Ông Pierre Jouyet, người từng đảm nhiệm chức Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp, nay là Chủ tịch Cơ quan giám sát thị trường chứng khoán Pháp AMF cho hay, nước Anh đã coi khinh các đối tác quốc gia khác của khu vực Eurozone, như vậy khi quốc gia này gặp khủng hoảng tài chính, “chỉ có kêu trời mới có thể cứu được họ”.

Một nguồn tin khác cho biết, theo thống đốc ngân hàng trung ương Anh (BoE) Mervyn King, kế hoạch cắt giảm thâm hụt tài chính mà chính phủ liên minh mới thành lập của Anh đã hoạch định khá có “sức mạnh mẽ”, đồng thời, ông này còn tỏ thái độ lạc quan thận trọng trước viễn cảnh kinh tế của nước Anh.

Trong báo cáo về lạm phát mà BoE đã công bố, ông King có nói, vấn đề trọng yếu nhất mà tân chính phủ Anh đang đối mặt là đối phó với thách thức do khoản thâm hụt tài chính khổng lồ mang lại, điều này cũng là vấn đề nghiêm trọng nhất mà kinh tế Anh đang gặp phải. Theo ông King, ông đã xem kế hoạch cắt giảm thâm hụt tài chính mà Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do Dân chủ đã đạt được, cho rằng, kế hoạch này đã đưa ra một cam kết vô cùng rõ nét và có tính ràng buộc cho việc đẩy nhanh cắt giảm thâm hụt. Theo ông, đây là một thỏa thuận hết mức mạnh mẽ và hy vọng tân chính phủ sẽ nỗ lực để cắt giảm thâm hụt ngân sách.

Ông King lạc quan thận trọng trước nền kinh tế Anh, dự đoán, tốc độ tăng trưởng trong quý II sẽ nhanh hơn. Vật giá tiêu dùng của nước Anh trong một thời gian nữa vẫn sẽ tiếp tục leo thang, nhưng có thể đến năm sau sẽ giảm xuống mức 2%.

Trong khi đó, số liệu mới nhất mà Cục thống kê quốc gia Anh công bố cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong quý I của Anh ở mức cao 8%, tăng thêm 0,2% so với quý IV/2009, là mức cao nhất kể từ tháng 9/1996 tới nay.

(Vitinfo)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Nga – Brazil muốn tăng cường hợp tác kinh tế
  • Kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
  • Hỗ trợ tài chính - Con dao hai lưỡi với Hy Lạp
  • Bầu cử Quốc hội Anh: Bất ngờ nhân tố thứ ba
  • Nga kỷ niệm trọng thể 65 năm chiến thắng phátxít
  • Kinh tế Châu Âu tăng trưởng nhanh hơn dự báo
  • IMF lạc quan việc Hy Lạp "thắt lưng buộc bụng"
  • Tây Ban Nha công bố kế hoạch cắt giảm ngân sách