Ông Dương Ngọc Minh, Trưởng ban điều hành xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết, khối lượng cá tra, basa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nga trong thời gian gần đây tăng nhanh chóng.
Dự kiến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa vào Nga sẽ đạt 100 triệu USD. Thị trường này sẽ trong tốp 10 thị trường nhập khẩu cá tra, basa Việt Nam.
Các chuyên gia ngành thủy cho rằng, từ chỗ thị trường bị đóng cửa, hàng thủy sản của Việt Nam vào Nga đã được khơi thông với sự tin tưởng lẫn nhau. Bên cạnh đó, giá bán sản phẩm cũng cao hơn trước, từ 5-7%, thậm chí giá bán sản phẩm vào Nga cao hơn vào thị trường châu Âu.
Dự kiến năm 2010, số doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Nga sẽ được mở rộng, một số mặt hàng mới cũng được giới thiệu. Từ chỗ khó khăn, Nga lại trở thành thị trường hấp dẫn và tin cậy đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lương Lê Phương, để đạt được mục tiêu của năm 2010, các doanh nghiệp phải chú trọng vào chất lượng sản phẩm, kiểm soát được sản phẩm đầu vào, giảm tỷ lệ mạ băng (đá ở trong cá) từ 30% xuống còn 15%...
Cũng theo ông Dương Ngọc Minh, lượng thủy sản xuất đi dựa trên sự thỏa thuận, cụ thể là chia đều hạn mức cho tất cả doanh nghiệp cùng tham gia. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu vào Nga đều chịu sự giám sát chặt chẽ về chất lượng từ Bộ chủ quản và Ban điều hành; đồng thời, các hoạt động xuất khẩu cũng được minh bạch và có những lộ trình rõ ràng./.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Trong bối cảnh kinh tế tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã đưa ra dự báo, nhu cầu tiêu thụ rau quả thế giới tiếp tục tăng từ 3,5-5% và ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 1 tỷ USD trong năm 2013.
Gần đây, nhiều lô hàng chè của Việt Nam xuất khẩu sang các nước châu Âu EU đã bị trả về do phát hiện có chứa các chất Acetamiprid và Imidacloprid. Đây là 2 chất thuộc danh mục 02, theo lộ trình sẽ bị đưa ra khỏi danh mục vào tháng 2/2015.
Trong khi các nền kinh tế lớn ở châu Âu bao gồm cả Đức, Pháp và Italy đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đồng tiền chung euro, kinh tế Thụy Sĩ trong năm qua vẫn phát triển với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2012 đạt khoảng 422 tỷ USD.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, khẳng định, với mức tăng giá điện 6,8% đã được Chính phủ phê duyệt, sắp tới các doanh nghiệp (DN) ngành thép buộc phải tăng giá thép tương ứng với mức tăng dự tính từ 5 – 10%.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) mới đây có văn bản gửi Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Công Thương tố cáo hành vi gian lận của một số nhà nhập khẩu trong việc khai giảm giá xe nhập khẩu nguyên chiếc để trục lợi.
Với mức tăng trưởng 18,6% trong năm 2009, thị trường bán lẻ nước ta đang được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới. Nhưng vấn đề ở chỗ vì sao các doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được cơ hội này?
Với “ngôi á hậu” trong việc xuất khẩu gạo, thị trường lúa gạo nước ta và thị trường lúa gạo thế giới như những chiếc bình thông nhau. Vì vậy, dự báo về mặt hàng này gần như sụp đổ khi thị trường gạo thế giới “giở chứng”.
Theo tin tức từ tờ “Guardian” của Anh, ông chủ Richard Branson, người sáng lập ra tập đoàn Virgin – doanh nghiệp tư nhân nổi tiếng tại Anh mới đây nhận định, lượng dầu mỏ toàn cầu sẽ nhanh chóng cạn kiệt, trong 5 năm tới thế giới sẽ bùng nổ cuộc khủng hoảng năng lượng. Dự đoán, mức độ nghiêm trọng sẽ còn lớn hơn cả khủng hoảng thu hẹp tín dụng.
Theo Sở Công thương thành phố Đà Nẵng, năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn thành phố đạt 21.520 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng trên 16% so với năm 2008. Có được những con số khả quan như vậy sau những khó khăn cả trong và ngoài nước (khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, thiên tai…) là sự nỗ lực triển khai các chính sách, giải pháp từ Trung ương xuống địa phương.
Nhằm hoạch định một chương trình toàn cầu đối phó với nạn hàng giả, hội nghị các Tổ chức chống hàng giả hàng đầu thế giới như tổ chức Hành động thiết thực để chống hàng giả và cướp biển (BASCAP), Phòng Thương mại quốc tế (ICC), Hội Kiểm chứng quốc tế (IAA), Quốc tế trinh sát (RI) và Hội đồng châu Âu (EC) khai mạc ngày 26-1 tại trụ sở của LHQ tại New York (Mỹ).