Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng thuế suất, coi chừng tác dụng ngược

Nộp thuế tại Chi cục Thuế quận1 - TPHCM. Ảnh: T.THẠNH

Quy định bổ sung đối tượng chịu thuế phải cụ thể, chặt chẽ và có lộ trình phù hợp để tránh tình trạng lách luật, trốn thuế.

Ngày 11-9, đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức tọa đàm lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi. Nhiều ý kiến đồng tình với dự kiến bổ sung 4 đối tượng vào diện chịu thuế và tăng thuế suất TTĐB đối với hầu hết các mặt hàng, dịch vụ thuộc diện xa xỉ như rượu, bia, ô tô, mô tô phân khối lớn, máy bay, du thuyền..., bên cạnh đó cần nâng mức thuế suất phải nộp của các đối tượng cũ. Tuy nhiên, bổ sung và nâng như thế nào cho hợp lý.

Quy định phải rõ ràng, chặt chẽ


Phát biểu tại tọa đàm, các đại biểu cho rằng vấn đề quan trọng là phải xây dựng các văn bản pháp luật rõ ràng hơn để tránh kẽ hở, tạo cơ hội cho một bộ phận người dân trốn thuế, nhất là đối với những mặt hàng xa xỉ dành cho người có thu nhập cao. Theo bà Phan Thị Việt Thu, Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, trong dự thảo Luật Thuế TTĐB, máy bay và du thuyền phục vụ cho người tiêu dùng có thu nhập cao phải chịu mức thuế suất 20%. Nếu không có quy định rõ ràng, chặt chẽ dễ xảy ra tình trạng người tiêu dùng mua máy bay, du thuyền phục vụ mục đích di chuyển cá nhân, nhưng lại khai phục vụ kinh doanh để trốn thuế.

Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) bổ sung thêm đối tượng “các chế phẩm khác từ thuốc lá” vào đối tượng chịu thuế với lý do các chế phẩm khác (dùng để nhai, ngửi) có tác dụng tương tự thuốc lá điếu, xì gà và gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe người tiêu dùng. Thạc sĩ Nguyễn Thị Thủy, Trưởng Bộ môn Luật Tài chính-Ngân hàng Trường ĐH Luật TPHCM, lưu ý Nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể thế nào là “chế phẩm khác từ thuốc lá” để thống nhất với quan điểm ưu đãi cho nông dân đối với sản phẩm thuốc lá trồng và bán ra chưa qua chế biến.

Ngoài ra, dự luật cũng đưa ra mức thuế suất 15% cho máy điều hòa nhiệt độ (công suất từ 90.000 BTU trở xuống), theo bà Phan Thị Việt Thu là không hợp lý bởi trong điều kiện thời tiết nóng bức như hiện nay, nhu cầu sử dụng máy điều hòa là tất yếu, chứ không phải nhu cầu dùng hàng xa xỉ.

Mức chênh lệch quá lớn

Liên quan đến các mặt hàng bia rượu, theo dự thảo lần này sẽ điều chỉnh thuế suất lên khá cao, tăng từ 10% - 25%, nhiều đại biểu cho rằng mức điều chỉnh thuế suất lớn như thế sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh và nhiều khả năng dẫn đến tình trạng trốn thuế, “lách” thuế. Chẳng hạn, mức thuế suất đối với rượu trên 20 độ được điều chỉnh lên 55%, thay vì 30% như hiện hành. Bà Nguyễn Thị Thủy cho rằng, hiện nay các DN sản xuất rượu trong nước chủ yếu sản xuất loại rượu có nồng độ cồn từ 20 độ đến 40 độ (chiếm 95% về sản lượng)... nếu rượu thuốc, rượu hoa quả đang chịu thuế 20% phải tăng lên 55%, mức chênh lệch quá lớn.

Ngoài ra, Chính phủ đã đề nghị mức thuế suất đối với mặt hàng bia các loại là 50%. Với việc áp dụng mức thuế này đối với bia lon là tương đương với mức thuế hiện hành (75%, nhưng cho trừ vỏ lon). Trước ý kiến cho rằng mức thuế này sẽ ảnh hưởng đến các DN sản xuất kinh doanh mặt hàng bia, nhất là bia hơi, bia tươi, đại diện Bộ Tài chính cho biết việc áp dụng mức thuế này có thể gây khó khăn trong giai đoạn đầu cho các DN nhưng về trung và dài hạn, các DN này sẽ đổi mới công nghệ, hạ giá thành và một bộ phận chuyển sang sản xuất bia chai, bia lon, do đó, cơ bản sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để DN có thời gian chuẩn bị chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang bia lon, bia chai, Chính phủ đề nghị thời điểm áp dụng thuế suất mới này từ ngày 1-1-2010, chậm hơn 9 tháng so với hiệu lực chung của Luật Thuế TTĐB sửa đổi (1-4-2009).

Cần có lộ trình giảm thuế TTĐB đối với ô tô Theo ông Nguyễn Chí Công, Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh MBV, thành viên Ban Nghiên cứu chính sách của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô VN (VAMA), chỉ còn một thời gian ngắn để phát triển công nghiệp ô tô trước khi VN mở cửa hoàn toàn thị trường ô tô cho các nước Đông Nam Á vào năm 2018 (0% thuế nhập khẩu theo lộ trình AFTA-CEFT đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ các quốc gia Đông Nam Á). Từ nay đến năm 2018, Nhà nước cần có những chính sách ô tô ổn định và thuận lợi để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Vì vậy, cần có lộ trình giảm thuế TTĐB đối với ô tô, đặc biệt khi ô tô đang dần trở thành hàng hóa phổ biến, tiện lợi.

(Theo NLĐ)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Sáp nhập, mua lại... là khó tránh!
  • Giải pháp bình ổn thị trường phân bón
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo