Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường dệt may trong nước: Tiềm năng lớn, áp lực cạnh tranh cao

- Ðứng trong tốp 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, kim ngạch xuất hàng dệt may của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm qua. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra khiến kế hoạch xuất khẩu năm 2008 khó đạt mục tiêu 9,5 tỷ USD.


Năm 2009 được dự báo xuất khẩu hàng dệt may tiếp tục khó khăn, do sự cắt giảm nhập khẩu của những đối tác lâu năm, giảm số lượng đã ký trong hợp đồng... Trong bối cảnh đó, việc phát triển thị trường dệt may nội địa của các doanh nghiệp (DN) được xem là cấp bách, nhằm bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống của hàng trăm nghìn lao động.

Tổng giám đốc Tổng công ty (TCT) may Việt Tiến, Bùi Văn Tiến cho biết: Nhằm bảo đảm tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững, nhiều năm qua DN đã thực hiện chiến lược phát triển thị trường nội địa, đưa mức tăng trưởng thị trường nội địa lên 40%. Qua thăm dò khảo sát thị trường cho thấy, không phải người Việt Nam có thu nhập cao chuộng hàng ngoại mà vì hàng Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu. Nếu tạo ra sản phẩm tương đương cao cấp, có kênh phân phối hiện đại sẽ hấp dẫn người tiêu dùng trong nước.

Do đó Việt Tiến đã triển khai và đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới, nhất là dòng sản phẩm thời trang cao cấp như Viettien, Vee Sendy, TT-up, San Sciaro, Manhattan... Việt Tiến có chiến lược khá cụ thể khi xác định mục tiêu khách hàng rõ ràng cho từng nhãn hiệu. Ngoài 17 cửa hàng và gần 600 đại lý bán sản phẩm của Việt Tiến, DN này đang tiếp tục mở rộng, phát triển kênh phân phối, đưa sản phẩm vào 48 trung tâm thương mại. Doanh thu từ thị trường nội địa năm nay ước đạt 450 tỷ đồng, bằng 20% tổng doanh thu.

Sơn Kim Fashion (SKF) cũng là DN có thị phần nội địa cao. Ngoài ba nhãn hàng nước ngoài mà SKF mua thương hiệu để sản xuất, bốn thương hiệu riêng của SKF như WOW, WOWECO, J.BUSS, BUSSFIGO đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước, sắp tới sẽ đẩy mạnh xuất khẩu  vào thị trường Ðông - Nam Á.

Hiện SKF đã có gần 100 cửa hàng và hàng trăm đại lý tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Ðà Nẵng... Ðể chủ động về nguyên liệu, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập ngoại, SKF đã tìm được nguồn cung cấp một phần nguyên liệu trong nước, bảo đảm cho DN duy trì sản xuất ổn định.

Theo Chủ tịch HÐQT Sơn Kim Fashion Nguyễn Hoàng Tuấn, hiện nay, SKF đã có sẵn hệ thống sản xuất, phân phối bán lẻ chuyên nghiệp trên toàn quốc. Xu hướng thời trang hiện đại với gu thẩm mỹ và tính tiện dụng cao sẽ dần chiếm ưu thế trên thị trường, cho nên SKF đang tập trung đầu tư theo hướng này. Ðể tăng năng lực cho khâu thiết kế, công ty đã mời chuyên gia Hàn Quốc có tên tuổi trong làng thời trang về làm việc.

Công ty may Ðức Giang vốn là DN chủ yếu làm hàng xuất khẩu, mỗi tháng cho "ra lò" 700 nghìn áo sơ-mi, 400 nghìn áo giắc-két, 90% dành cho xuất khẩu, thị trường nội địa chỉ chiếm 10%.  Trước tình hình khó khăn do khủng hoảng tài chính thế giới, Ðức Giang đã tìm cách mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng mới, đến nay,  DN đã có đơn hàng sản xuất đến hết quý I-2009.

Ông Hoàng Vệ Dũng, Chủ tịch HÐQT công ty khẳng định: Ðể giải bài toán xuất khẩu giảm, năm 2009 Công ty sẽ tăng thị phần nội địa lên 20%. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh hàng nội địa đối với Ðức Giang còn mới, sau vài năm triển khai, DN đã hình thành hai hướng kinh doanh may mặc nội địa gồm bán lẻ và đồng phục, bước đầu có hiệu quả tốt và mở ra nhiều triển vọng. 

Một trong những thương hiệu tạo được dấu ấn với giới trẻ trong nước là nhãn hiệu thời trang Nino Maxx của Công ty Thời trang Việt. Những sản phẩm của Nino Maxx đến với bạn trẻ thông qua hệ thống phân phối trên toàn quốc với 70 cửa hàng. Ông Trần Thanh Sang, Giám đốc điều hành công ty cho biết, công ty phải liên tục cập nhật thông tin nắm bắt xu hướng thời trang thế giới, coi việc thâm nhập thị trường các nước chung quanh chính là cách bảo vệ sân nhà.

Công ty đã mở hai cửa hàng bán sản phẩm tại Mỹ để thăm dò thị trường, đồng thời chọn Cam-pu-chia là thị trường tương đồng thị trường Việt Nam để mở cửa hàng. Ðể chắc chân tại thị trường nội địa,  Nino Maxx nhắm vào đối tượng tiêu dùng trẻ tuổi từ 18 đến 25, trong đó lại phân ra thành nhiều nhóm đối tượng khách hàng... Ðể đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng của giới trẻ, mỗi năm công ty cho ra 4 bộ sưu tập theo bốn mùa, mỗi bộ sưu tập có từ 300 đến 500 mẫu. "Hình ảnh thương hiệu và thiết kế thời trang phải trò chuyện được với giới trẻ" - ông Sang nhấn mạnh.

Xây dựng hệ thống phân phối, bán hàng đến tay người tiêu dùng là những việc làm cần thiết và cấp bách để các DN dệt may Việt Nam phát triển thị trường nội địa. Chủ tịch HÐQT Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Quốc Ân, cho biết, hiện nay doanh thu của các DN dệt may Việt Nam từ thị trường nội địa chỉ chiếm 20% trong tổng doanh thu hằng năm. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn là mở rộng hệ thống bán lẻ trên cả nước và nâng dần hệ thống siêu thị ngang tầm các nước trong khu vực. Ðây là việc làm rất quan trọng để chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.

Hệ thống siêu thị của Vinatex đã phát triển tới 22 tỉnh, thành phố với tổng số 52 siêu thị. Ngoài ra Vinatex còn mở hơn 20 cửa hàng thời trang, doanh thu thị trường nội địa chiếm khoảng 50% tổng doanh thu và có mức tăng trưởng 40%/năm, cùng với các hệ thống cửa hàng của Việt Tiến, Hanosimex, Nhà Bè, Ðức Giang, Phong Phú, Sơn Kim, Phương Ðông, Thái Tuấn...

Vinatex đang củng cố xây dựng mạng lưới bán lẻ tiêu thụ hàng dệt may tại thị trường nội địa. Theo bà Nguyễn Hồng Tín, Trưởng ban nghiên cứu và xúc tiến thị trường Tập đoàn dệt may, muốn phát triển thị trường nội địa ngoài việc phấn đấu để hàng hóa có giá thành hợp lý, phải quan tâm kênh phân phối rộng khắp, thông qua các kỳ hội chợ thời trang Việt Nam để xây dựng thương hiệu DN, thương hiệu sản phẩm, tạo thói quen cho người tiêu dùng với hàng dệt may trong nước.

Với hơn 85 triệu dân, thị trường tiêu thụ nội địa rất tiềm năng với ngành dệt may Việt Nam, nhưng thị trường này cũng là nơi có áp lực cạnh tranh lớn do hàng thời trang từ nước ngoài tràn vào.  Từ ngày 1-1-2009, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường bán lẻ cho các DN nước ngoài, thuế nhập khẩu dệt may đã giảm xuống ở mức 5-20% thì sức ép cạnh tranh sẽ càng lớn hơn, đòi hỏi các DN phải có bước chuẩn bị kỹ càng để đối phó với tình hình.

(Theo báo Nhân Dân )

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Điều xuất khẩu từ bỏ giấc mơ kim ngạch 1 tỷ USD
  • Trọng tài thương mại: Chưa tạo niềm tin cho doanh nghiệp
  • Cơ hội cho gạo Việt Nam vào châu Phi
  • 11 tháng, nhập siêu 16,9 tỷ USD
  • Những khó khăn trong xuất khẩu nông sản năm 2009
  • Dự báo xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng khó có thể tăng cao trong những tháng cuối năm
  • Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu để kiềm chế nhập siêu năm 2009
  • General Motors: phá sản - có hay không?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo