Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường gas: Quản lý nhà nước không theo kịp sự phát triển

Con số chưa dừng lại với khoảng 80 DN lớn, nhỏ cùng hơn 5.000 đại lý kinh doanh gas đã khiến các cơ quan quản lý bó tay, cho rằng thị trường đang phát triển quá nóng.

Thực tế thì so với Thái Lan, sản lượng gas tính trên đầu người của VN tương đối thấp; trong khi đó do thiếu vắng hành lang pháp lý, thiếu quy hoạch cơ sở vật chất và hệ thống phân phối cho kinh doanh gas nên cho đến nay, hoạt động của thị trường gas vẫn mang tính tự phát, không thể kiểm soát.

Không quản lý được giá bán đến người tiêu dùng

Tại diễn đàn do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức có chủ đề "Cộng đồng DN gas hướng tới môi trường cạnh tranh lành mạnh" vào sáng 11.12, nhiều chủ DN kinh doanh gas đã lên tiếng trước thực trạng thị trường gần như bỏ ngỏ, mặc dù đã có hành lang pháp lý.

Năm 2008, tổng lượng tiêu thụ gas cả nước ước chừng 900.000 tấn thì Nhà máy chế biến gas Dinh Cố mới chỉ đáp ứng được gần 300.000 tấn, chiếm khoảng 30% nhu cầu. 70% lượng gas cung ứng trên thị trường là gas ngoại nhập.

Gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, được vận hành  theo cơ chế thị trường nên DN hoàn toàn được chủ động quyết định giá bán. Từ đây, diễn biến của giá gas trong nước bị chi phối bởi biến động giá thế giới, nhưng lại không hoàn toàn theo giá thế giới.

Phó TGĐ Cty liên doanh khí hoá lỏng VT- Gas Trần Trung Chính cho biết: Gas nhập khẩu (NK) thường ký hợp đồng dài hạn từ 6 tháng đến 1 năm. Vì vậy, giá gas không thể thay đổi theo giá thế giới biến động từng ngày, mà phải áp dụng cho cả tháng. Tuy nhiên, giá bán lẻ một bình gas hiện nay lại phụ thuộc vào quy mô đầu tư, trình độ quản lý của từng DN, chi phí của hệ thống phân phối qua tổng đại lý, đại lý và các cửa hàng bán lẻ.

"Chính vì các quy định thị trường chưa buộc các DN phải xây dựng và quản lý hệ thống phân phối, nên thường diễn ra hiện tượng các DN kinh doanh gas, các tầng nấc phân phối trung gian và cửa hàng bán lẻ tranh mua, tranh bán. Hệ lụy là các DN chỉ công bố giá xuất xưởng, không quản lý được giá bán đến tay người tiêu dùng" - ông Chính nói.

Khi có biến động về giá cả thì thị trường bị khống chế một cách tự do và hỗn loạn. Chênh lệch tăng/giảm giá này càng lớn thì tình trạng trên càng diễn ra phổ biến. DN chính là người thiệt hại nặng nề, nhưng còn người tiêu dùng cũng không ai bảo vệ quyền lợi. Trong khi các đại lý và các cơ sở chiết nạp gas lậu với giá thấp, chất lượng không đảm bảo lại "ăn đủ".

Chất lượng gas - thiên hình vạn trạng

Trong khi giá cả và nguồn cung không ai kiểm soát thì việc kiểm soát, xử lý chất lượng bình gas, chất lượng gas, việc thực hiện các quy định an toàn phòng, chống cháy nổ từ nhà sản xuất, kinh doanh, vận chuyển cũng... phó mặc DN.

Theo Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu VN (Vatap), mấy năm gần đây, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh gas trái phép mọc lên như "nấm sau mưa". Ước tính của Vatap, hiện chỉ có 50% số Cty gas (khoảng 40 Cty) có đăng ký nhãn hiệu bình gas, 30% số lượng vỏ chai cung cấp ra thị trường là giả nhãn hiệu, đồng nghĩa với nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng và Nhà nước thất thu thuế.

Cũng theo ước tính sơ bộ, Nhà nước mỗi năm đã thất thu lên đến 80 tỉ đồng cho khoảng 20-30% số bình gas trốn thuế, đủ thấy việc xử lý vi phạm trong kinh doanh gas còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe.

Tại diễn đàn, ông Đỗ Trọng Hiếu - Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - cho biết: Dự thảo lần thứ tư nghị định (NĐ) của Chính phủ về kinh doanh gas đang được Bộ Công Thương soạn thảo, lấy ý kiến các DN nhằm lập lại trật tự trên thị trường gas.

Theo ông Hiếu, tinh thần của NĐ là Nhà nước không khống chế số lượng các đầu mối NK gas, nhưng quy định cụ thể các điều kiện kinh doanh... Vấn đề các DN đang chờ xem NĐ đi vào thực tế cuộc sống ra sao?

Năm 2007: Cả nước đã xảy ra 1.683 vụ cháy ở các khu dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trụ sở cơ quan... làm chết 52 người, bị thương 186 người, thiêu huỷ tài sản trị giá 602,443 tỉ đồng. Trong đó, có 27 vụ cháy lớn, gây thiệt hại 495 tỉ đồng. Nguyên nhân cháy do sơ suất chiếm 31,75%, do vi phạm các quy định về PCCC 4,36%. Từ đầu năm 2008 đến nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 42 vụ cháy, nổ gas làm chết 1 người, bị thương 5 người, thiệt hại về tài sản trên 2 tỉ đồng. (Nguồn: Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Bộ Công an)


(Theo Lao Động)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Sôi động thị trường Noel
  • Doanh nghiệp theo thị trường hay thị trường theo doanh nghiệp?
  • Năm 2009, giá cước vận tải sẽ tăng
  • Dù suy thoái, vẫn nên xuất hàng “xịn”
  • Xây dựng cơ chế hợp tác giữa DN và đại sứ quán
  • Rối loạn thị trường gas - vì sao?
  • Bình Dương đứng thứ 2 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố
  • Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh 2008: Đà Nẵng đứng đầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo