Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lượng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tiêu hoá 7 tháng tăng 217% so cùng kỳ

7 tháng đầu năm 2009 tổng lượng nhập khẩu nhóm nguyên liệu sản xuất thuốc tiêu hóa đạt 106,9 tấn, trị giá 890 nghìn USD, tăng 217% về lượng và giảm 9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm cộng với việc các doanh nhiệp tăng lượng nhập một số mặt hàng mới có đơn giá thấp. Dự báo trong 5 tháng còn lại, nhập khẩu nhóm hàng này sẽ có xu hướng chững lại do đã tăng mạnh lượng nhập trong những tháng đầu năm.

Hiện nay, tiêu hóa là một trong những nhóm thuốc thiết yếu được các doanh nghiệp trong nước sản xuất thành công với lượng sản xuất hàng năm chỉ đứng sau nhóm kháng sinh, vitamin, chống viêm và hạ nhiệt giảm đau. Trong những tháng đầu năm 2009, lượng nhập khẩu nhóm nguyên liệu này tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên lại giảm về kim ngạch nhập khẩu. Nguyên nhân chính là do giá nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm cộng với việc các doanh nhiệp tăng lượng nhập một số mặt hàng mới có đơn giá thấp. Theo số liệu thống kê  tổng lượng nhập khẩu nhóm nguyên liệu sản xuất thuốc tiêu hóa đạt 106,9 tấn, trị giá 890 nghìn USD, tăng 217% về lượng và giảm 9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2008. Dự báo trong 5 tháng còn lại nhập khẩu nhóm hàng này sẽ có xu hướng chững lại do đã tăng mạnh lượng nhập trong những tháng đầu năm.

Trong 7 tháng qua hầu hết các mặt hàng đem lại trị giá nhập khẩu cao nhất đều có xuất xứ từ các thị trường thuộc châu Á như: Arginine Tidiacicate của Hàn Quốc, Cimetidine Type A của Trung Quốc, Alverine Citrate của Trung Quốc, Omeprazole Pellets 8.5% của Ấn Độ …

Tuy nhiên mặt hàng có lượng nhập cao nhất lại là nguyên liệu sản xuất Lactose Monohydrate của Mỹ với 60 tấn, trị giá 60,4 nghìn USD. Đây cũng là mặt hàng mới lần đầu tiên được nhập về trong năm nay.

Giá nhập khẩu: So với cùng kỳ năm 2008, giá nhập khẩu nhóm nguyên liệu tiêu hóa có sự biến động đáng kể. Nhiều mặt hàng có giá nhập trung bình tăng/giảm trên 20% như Alverine Citrate (giảm 34%); Bisacodyl (tăng 21%); Lactobacillus Acidophillus(giảm 46%); Lansoprazole Pelles 8.5% (giảm 47%); N-Acetyl Dl –Leucine (giảm 22%) …

Tham khảo một số mặt hàng thuộc nhóm tiêu hóa đạt kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong 7 tháng đầu năm 2009

 

Mặt hàng
7 tháng đầu năm 2009
 
L­ượng (Kg)
Trị giá (USD)
Giá nhập trung bình
Alverine Citrate
1.081
61.723
57,1
Arginine Tidiacicate
1.200
105.000
87,5
Berberin Hcl
2.700
91.675
34,0
Bisacodyl
50
7.750
155,0
Cimetidine Type A
4.800
74.348
15,5
Lactobacillus Acidophillus
285
96.050
337,0
Lactobacillus Rhamnosus
10
5.200
520,0
Lactose Hsm Impalble Grade
20.000
23.000
1,2
Lactose Monohydrate
60.000
60.400
1,0
Lafti L10 Cgs
100
75.000
750,0
Lansoprazole
2
1.000
500,0
Lansoprazole Pelles 8.5% 
650
27.100
41,7
N-Acetyl Dl -Leucine
1.500
44.000
29,3
N-Acetyl -L –Cysteine 
700
14.425
20,6
Omeprazole
2
1.000
500,0
Omeprazole Pellet 8.5%
13.850
197.675
14,3
Trimebutine Maleate
50
4.800
96,0

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo