Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dầu hồi phục, nhập khẩu dầu thô tại Trung Quốc tăng

Dầu hồi phục trở lại sau khi đón nhận báo cáo việc làm khả quan tại Mỹ. Nhật Bản nâng cao dự đoán tăng trưởng kinh tế trong khi lượng nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng- đó là những dấu hiệu tốt đẹp cho triển vọng nhu cầu nhiên liệu trong thời gian tới.

Như vậy là, dầu giao kỳ hạn đã xóa đi bước giảm 0.6% đã thiết lập trong phiên hôm qua sau khi Trung Quốc nâng cao 10% lượng nhập khẩu dầu trong tháng 8 vừa qua.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán tăng điểm và thông tin về việc Enbridge Energy Partners LP đóng đường ống dẫn dầu đang là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho thị trường nhiên liệu trong ngày hôm nay. Đơn vị này hiện đang cung cấp hơn 1/3 lượng dầu tại vùng Trung Tây nước Mỹ.

“Những thông tin từ Trung Quốc tương đối khả quan và điều đó chứng tỏ nền kinh tế gắn liền với sản xuất này đang trên đà tăng trưởng tốt đẹp. Tâm lý thị trường đã khả quan hơn và kết quả là giá dầu được hưởng lợi”- Ben Westmore, chuyên gia kinh tế về mỏ và năng lượng tại National Australia Bank Ltd cho biết.

Cụ thể, dầu thô giao kỳ hạn tháng 10 tăng ít nhất 78 cent, tương đương 1.1%, đạt $75.03/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange và được bán với giá $75.02 tại thời điểm 4:24 p.m giờ Sydney.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ cho biết lượng tiêu dùng dầu thô toàn cầu có thể sẽ giảm đi trong những tháng còn lại của năm do ảnh hưởng của đà tăng trưởng kinh tế chậm chạp hiện nay.

“Giá dầu có thể sẽ đi ngang trong tuần tới, tôi vẫn chưa nhìn thấy đòn bẩy vững chắc nào hỗ trợ thị trường đi lên”- McGuir thuộc CWA nói.

Hôm nay, dầu Brent giao tháng 10 hạ 42 cent, tương đương 0.5%, xuống còn $77.05/thùng trên sàn ICE Futures Europe exchange.

Phạm vi giao dịch trong ngày có ngưỡng hỗ trợ chính quanh 72.70 và ngưỡng cản chính quanh 77.30.

Ngưỡng hỗ trợ: 74.20, 73.30, 72.70, 71.55, 71.00
Ngưỡng cản: 75.00, 75.70, 76.40, 76.85, 77.30

Tư vấn giao dịch:    Mua: quanh 74.20         Mục tiêu: 75.70    Dừng lỗ:  Dưới 73.30

 

(giavang)

  • Trung Quốc: Giá than đá tăng theo giá xi măng và sắt thép
  • Giá lúa tăng cao kỷ lục trong một năm qua
  • Giá bông thế giới: Chỉ có tăng, không có giảm
  • Giá nhôm thế giới sẽ tăng vững
  • Baosteel: Giá thép sẽ giảm trước khi hồi phục vào quý 4
  • Cung gạo giảm kéo giá tăng vọt
  • Dầu tăng ngày thứ hai do dự trữ dầu của Mỹ giảm và đôla suy yếu
  • Thương mại thế giới tăng trưởng mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo