Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá đường có thể tăng trở lại trong tháng 7

Theo nguồn tin Bloomberg, phó giám đốc phụ trách đầu tư của công ty Steel Vine Investments LLC., Spencer Patton, dự báo giá đường có thể tăng 18% vào cuối tháng này sau khi “chạm đáy” trong tháng 5 và 6.

Dự báo giá đường thô có thể tăng lên 19 US cent/lb vào cuối tháng 7 sau khi giảm xuống dưới 14 US cent vào ngày 7/5/2010 và 2/6/2010.

Giá đường đã giảm 57% xuống 13 US cent vào ngày 7/5/2010 sau khi lập kỷ lục cao của 29 năm là 30,4 US cent vào ngày 1/2/2010. Hợp đồng giao dịch nhiều nhất đã tăng giá gấp hơn 2 lần trong năm vừa qua.

Khách hàng đã hoãn việc mua bởi dự báo sản lượng sẽ tăng ở Brazil và Ấn Độ, những nước sản xuất đường lớn nhất thế giới, sẽ làm giảm bớt tình trạng thiếu cung đường, và đẩy giá giảm xuống.

Ngày 30/6/2010, giá đường thô kỳ hạn tháng 10 tại New York đã tăng 0,78 US cent hay 5,1% lên 16,06 US cent/lb tại New York. Hợp đồng giao dịch nhiều nhất đã tăng giá 13% chỉ riêng trong tháng 6.

Việc giá đường tăng là do sản lượng dự kiến sẽ giảm ở một số nước sản xuất lớn.

Sản lượng đường của Brazil có thể giảm trong năm tới, đẩy giá tăng 15% trong thời gian không xa, có thể ngay từ quý IV năm nay.

Phó giám đốc điều hànhhãng chế biến mía hàng đầu thế giới, Cosan SA Industria & Comercio, ông Marcos Lutz, cho biết sản lượng đường ở miền Nam Brazil – khu vực sản xuất đường lớn nhất thế giới, có thể không bằng mức 28 triệu tấn của năm nay. Giá đường kỳ hạn khi đó có thể tăng lên 18 US cent/lb trong niên vụ bắt đầu từ thágn 10 tới, so v ới mức 15,6 US cent ngày 18/6/2010.

Ông Lutz nói: “Mọi người đều dự kiến sản lượng đường sẽ tăng trong năm tới, nhưng hầu hết các nhà máy không đầu tư cho phân bón hay trồng mới cây mía. Vậy năng suất chắc chắn sẽ kém đi”.

Tuy nhiên, năng suất mía có thể giảm vì nhiều nhà máy, do thiếu tiền mặt, không thể đầu tư cho việc bảo dưỡng. Sảnlượng mía trong niên vụ này, kéo dài tới tháng 11, có thể cũng sẽ thấp hơn dự kiến do thiếu mưa.

Ông dự báo sản lượng đường năm nay của khu vực trung – nam Brazil sẽ ở mức 580 triệu tấn, giảm so với 595,9 triệu tấn mà hiệp hội ngành Unica dự báo hồi tháng 3. Như vậy, sản lượng đường có thể sẽ giảm 2,5 triệu tấn so với dự kiến, hay giảm 7,3% so với dự báo mới nhất của Unica là 34,1 triệu tấn.

Tổng thư ký Uỷ ban Mía Đường Thái Lan, Prasert Tapaneeyangkul, cho biết sản lượng đường của nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới này có thể giảm 11% trong năm bắt đầu từ tháng 11 nếu hạn hán kéo dài tới tháng 7. Sản lượng đường Thái Lan năm tới dự kiến sẽ chỉ đạt 6,2 triệu đến 7 triệu tấn, so với 6,9 triệu đến 7 triệu tấn năm nay.

Ông Prasert cho biết: “Trong trường hợp xấu nhất, sản lượng mía có thể giảm xuống 62 triệu tấn vào năm tới, so với 68,5 triệu tấn của năm nay. Sản lượng mía ở khu vực miền Bắc và Đông Bắc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hạn hán. Khu vực này chiếm tới 60% tổng sản lượng.

Tuy nhiên, vẫn có hy vọng rằng sản lượng mía lên tới 69 triệu tấn bởi nông dân tăng diện tích trồng mía thêm 10% - 20% để tận dụng cơ hội giá đường tăng.

Trước đây, cơ quan này dự báo sản lượng mía Thái Lan vụ tới sẽ đạt 71 triệu tấn.

Hạn hán do El Nino gây ra đã ảnh hưởng tới toàn khu vực Châu Á, từ miền nam Trung Quốc tới Đông Nam Á, gây thiệt hại nặng nề tới mùa màng.

Chỉ riêng Ấn Độ được kỳ vọng sẽ tăng sản lượng trong năm nay. Ấn Độ có thể xuất khẩu đường thô lần đầu tiên trong vòng 2 năm do sản lượng vượt nhu cầu sau khi sản lượng mía tăng. Tổng giám đốc công ty Maharashtra State Cooperative Sugar Factories Federation Ltd., Prakash Naiknavare, cho biết sản lượng đường Ấn Độ có thể đạt 22,5 triệu tấn đến 24 triệu tấn trong năm tới, tăng so với 18,5 triệu tấn của năm nay.

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo