Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá lương thực được dự báo tiếp tục tăng

Trong mười năm tới, giá các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới sẽ tăng theo giá thực tế lên từ 15 - 40%, các chuyên gia từ Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cùng Tổ chức Lương nông của Liên hiệp quốc (FAO) vừa cho biết như vậy.

Báo Pravda của Nga trích báo cáo hàng năm về lĩnh vực nông nghiệp của hai tổ chức trên nói: “Với sự hồi phục lại tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh  được ủng hộ từ sự gia tăng dân số không ngừng, nhu cầu và doanh số thị trường lương thực sẽ tăng, và điều này sẽ hỗ trợ cho giá”.

Theo báo cáo đưa ra hôm 24-6-2010, giá lúa mì và lúa nước sẽ tăng từ 15 - 40%, giá dầu ăn sẽ tăng hơn 40%, trong khi giá các sản phẩm bơ sữa sẽ tăng từ 16 - 45%. Tốc độ tăng các giá cả trong lĩnh vực sản xuất thịt bò có thể không cao bằng, nhưng giá loại sản phẩm này sẽ phụ thuộc vào sự tăng trưởng ở các quốc gia đang phát triển.

Nói chung, sức tiêu thụ thực phẩm tăng vì nhu cầu tăng từ các nước đang phát triển. Các chuyên gia không kỳ vọng vào bất kỳ sự ghìm giá nào trong vài năm tới, nhưng lưu ý về sự phụ thuộc lẫn nhau giữ giá sản phẩm lương thực và giá dầu.

Sự đi lên trong giá cả một số mặt hàng thực phẩm đã bắt đầu từ đầu năm nay. Gạo có thể ngày càng trở nên đắt hơn nhiều. Các phân tích dự báo giá gạo tăng 63%, tới 1.038USD/tấn (giá hiện nay là 638USD/tấn). Trong giai đoạn 2010 - 2019, các giá lúa mì và gạo sẽ tăng từ 15 - 40% so với giai đoạn 1997 - 2006.

Tuy nhiên, tình hình trong ngắn hạn chưa rõ ràng. Giá lúa có thể tụt vì sản lượng cao ở một số khu vực trồng lúa chính. Theo báo The Wall Street Journal, vùng Trung Tây của Mỹ dự báo có một vụ mùa bội thu. FAO cũng dự báo các nguồn dự trữ lương thực thế giới sẽ tăng 24% trong năm nay so với hai năm trước, và sẽ đạt mức tối đa của tám năm. Dự trữ lúa ở Mỹ sẽ tăng tới mức cao nhất kể từ năm 1987. Ở Brazil, khả năng được mùa đậu tương là rất cao và các nông dân châu Á đang háo hức với vụ thu hoạch lúa cao sản.

Mặc dù có sự dao động lên xuống hàng năm,  khuynh hướng dài hạn là giá cả vẫn tăng. Hiệu suất nông nghiệp xung quanh thế giới cũng được dự báo sẽ tăng 22% trong thập kỷ tới. Cùng thời gian này, các mức sản xuất ở Tây Âu sẽ vẫn y nguyên hiện nay. Tuy nhiên, ở những nước trong khối BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) cũng như ở Ukraine, sản lượng nông nghiệp sẽ nhanh gấp ba lần so với các nền kinh tế đã phát triển và sẽ tăng lên 27%. Sản lượng nông nghiệp nói chung sẽ tăng nhanh ở các quốc gia đang phát triển.

Báo cáo của Liên hiệp quốc nói an ninh lương thực thế giới vẫn ở mức báo động. Hiện nay, khoảng một tỷ người đang bị suy dinh dưỡng vì thiếu ăn. Việc giá cả tiếp tục tăng có thể làm tăng số người đói và khích động nên những vụ bạo loạn vì lương thực ở một số nước.

(Công an Thành phố Hồ Chí Minh)

  • Tổng quan thị trường hàng hoá thế giới ngày 25/6/2010
  • Giá cao su Thái Lan có thể giảm do sản lượng tăng
  • Thị trường dầu mỏ thế giới ngày 24/6: giá tăng
  • Dầu thô dứng dưới ngưỡng $77
  • Thông tin thị trường gạo Campuchia
  • Giá cao su sẽ ổn định ở 3 USD/kg
  • Giá sản phẩm hoá dầu giảm mạnh trong tháng 5
  • Giá đinh hương có thể tăng trong ngắn hạn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo