Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháng 7 lúa mì tăng giá mạnh nhất kể từ 1973 do hạn hán

Theo nguồn tin Bloomberg, giá lúa mì vừa qua tháng 7 tăng giá mạnh nhất kể từ 1973, do lo ngại về triển vọng sản lượng. Nhiều khu vực trồng lúa mì lớn có khả năng không đạt sản lượng như mong đợi. Vụ mùa ở Nga và nhiều khu vực Châu Âu có thể bị giảm sút mạnh do hạn hán. Nhu cầu lúa mì đã tăng mạnh trong tháng qua.

Kết thúc tháng, hợp đồng kỳ hạn tháng 9 tại Chicago đạt 6,24 USD/bushel, tăng 1,3% so với ngày hôm trước và là ngày thứ 3 liên tục tăng. Trong cùng ngày, có lúc lúa mì đã lập kỷ lục cao của 13 tháng là 6,2425 USD/bushel.

Theo nguồn tin Telvent DTN Inc., thời tiết “cực kỳ khô và nóng” sẽ ảnh hưởng tới các khu vực trồng lúa mì ở Nga và Kazakhstan trong những ngày tới.

Xuất khẩu lúa mì của Nga có thể giảm gần một nửa trong niên vụ này bởi hạn hán gây thiếu cungngay trên thị trường nội địa. Đó là thông báo của Viện Nghiên cứu Thị trường Nông sản (IKAR).

Tại Chicago, nơi có sở giao dịch nông sản lớn nhất thế giới, giá lúa mì hợp đồng giao dịch nhiều nhất đã tăng 30% từ đầu tháng 7 tới ngày 29/7/2010, là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/1973.

Lúa mì xay kỳ hạn tháng 11 tại sở giao dịch NYSE Liffe ở Paris ngày 29/7/2010 giao dịch ở mức giá 191,50 euros (250,60) USD/tấn, tăng 1,1% so với ngày hôm trước. Hợp đồng này đã có lúc lên tới 93,75 euros, mức cao chưa từng có kể từ tháng 3/2009.

Xuất khẩu của Nga

Theo ông Oleg Sukhanov, chuyên viên cấp cao về thị trường ngũ cốc của IKAR, xuất khẩu lúa mì từ Nga có thể giảm xuống 9,5 triệu tấn so với 18 triệu tấn của năm ngoái.

Toby Hassall, nhà phân tích thuộc hãng CWA Global Markets Pty cũng cho biết “chắc chắn nguồn cung sẽ đẩy giá ngũ cốc tăng lên”, mà lúa mì sẽ dẫn đầu về xu hướng tăng, kéo giá ngô và đậu tương tăng theo.

Giá ngô kỳ hạn tháng 12 kết thúc tháng tăng 0,9% so với ngày hôm trước, đạt 3,9425 USD/bushel, trong khi đậu tương kỳ hạn tháng 11 tăng 0,6% đạt 9,8425 USD/bushel.

Thị trường nông sản đang nóng trở lại. Theo kết quả nghiên cứu của hãng sản xuất phân bón Potash Corp. of Saskatchewan, thị trường đang quay trở lại chú trọng vào thị trường nông sản, và giá những nông sản như ngô dự báo sẽ tăng lên mức cao kỷ lục thứ 2 trong lịch sử.

Sản lượng lúa mì Nga

Sản lượng lúa mì Nga, nước sản xuất lớn thứ 3 thế giới trong niên vụ 2009/10, có thể giảm 24% trong năm nay, xuống chỉ 47 triệu tấn, do hạn hán và năng suất thấp. Con số này sẽ thấp hơn nhiều so với mức 51 triệu tấn kỳ vọng ban đầu.

Năm 2009, Nga đã thu hoạch 62 triệu tấn lúa mì.

Còn với Ucraina, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới dưới thời Liên xô cũ, Bộ trưởng Nông nghiệp Mykola Prysyazhnyuk cho biết xuất khẩu lúa mì tháng này cũng được đánh giá là rất thấp.

Xuất khẩu ngũ cốc Ucraine, trong đó có lúa mì, có thể giảm xuống 18,5 triệu tấn hoặc thấp hơn nữa trong niên vụ này, so với 21,2 triệu tấn dự báo hồi đầu năm nay, theo Liên đoàn nông nghiệp Ucraine (Ukrainian Agrarian Confederation).

Trong khi đó theo báo Financial Times, Ấn Độ có 10 triệu tấn lúa mì và gạo đang có nguy cơ hỏng do thiếu công suất và phương tiện dự trữ.

Nước Nam Á này là nước sản xuất và tiêu thụ gạo và lúa mì lớn thứ 2 thế giới theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Ấn Độ sẽ bán 300.000 tấn lúa mì và gạo sang Bangladesh và Nepal, Bộ trưởng Nông nghiệp Sharad Pawar vừa cho biết.

 

Vinanet

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo