Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường cà phê thế giới tuần cuối tháng 5/2010

 Giá cà phê trên thị trường thế giới biến động trái chiều trong tuần cuối cùng của tháng 5.

TạiBraxin,nguồn cung thắt chặt với loại cà phê nhân chất lượng cao đã giúp giá các loại cà phê tăng trong tuần vừa qua.

Giá cà phê Santos 2/3 fc/ss tăng lên mức trừ lùi 1 cent so với giá kỳ hạn tháng 7 giao trên Sàn giao dịch kỳ hạn New York (ICE), so với trừ lùi 1,5 cent của tuần trước đó.

Trong những tuần qua, nguồn cung cà phê arabica chất lượng cao ở Colombia và Trung Mỹ rơi vào tình trạng eo hẹp trầm trọng đã khiến các nhà rang xay chuyển hướng sang thị trường Braxin tìm nguồn hàng thay thế. Giá các loại cà phê này nhờ thế liên tục tăng, có loại lên tới cộng 15 – 20 cent so với giá tại ICE.

Giá cà phê nhân loại tốt MTGB của niên vụ cũ có giá trừ lùi 7 cent so với giá thị trường New York, và hàng của vụ mới, sẽ giao trong tháng 7/8 trong khi đó chỉ đạt trừ lùi 21 cent. Sở dĩ hàng của vụ mới giá rẻ hơn là do triển vọng vụ mùa tới đây của Braxin sẽ bội thu hơn và thậm chí có thể vượt qua kỷ lục cũ của niên vụ 2002/03.

Theo dự báo đưa ra hồi đầu tháng 5 của Tổ chức Cà phê Quốc tế, sản lượng của Braxin có thể đạt 47 – 50 triệu bao. Trong khi đó, Tổng công ty cung ứng hàng hoá quốc gia Braxin, Conab, thì dự đoán sản lượng sẽ đạt 47,04 triệu bao.

Niên vụ 2002/03, Braxin đã thu hoạch kỷ lục 48,48 triệu bao cà phê.

TạiNew York, giá cà phê arabica giao tháng 7 chốt phiên cuối tuần qua ở 134,65 cent/lb, giảm 1,05 cent so với phiên trước đó. Hoạt động giao dịch trong tuần diễn ra cũng khá trầm lắng và giá biến động chủ yếu ngược theo xu hướng của đồng USD.

Giá cà phê robusta tạiLuân Đôn, cùng kỳ hạn tháng 7, trong khi đó tăng 2 USD lên 1.338 USD/tấn.

Hai thị trường giao dịch cà phê lớn nhất thế giới đóng cửa nghỉ lễ trong ngày 31/5.

TạiColombia, giá các loại cà phê khác nhau cũng tăng trong tuần qua do lượng hàng đưa ra thị trường xuất khẩu giảm sút. Giá cà phê Excelso tuần qua đạt cộng 68 cent/lb so với giá kỳ hạn gần tại New York, và so với cộng 59 cent của tuần trước đó.

Các thương nhân cho biết, nguồn cung ra thị trường đang rất thấp và không đủ nhu cầu, và giá ở thị trường trong nước đang tăng từng ngày.

Giá cà phê xuất xứ Colombia đã tăng từ mức cộng 43 cent so với thị trường New York kể từ tháng 11/2009 do cung yếu. Trên thị trường giao ngay châu Âu, giá từng lập kỷ lục cộng 98 cent/lb so với giá tại New York hồi tháng 6 năm ngoái khi nước này thu hoạch vụ mùa kém nhất kể từ hơn 30 năm trở về trước.

Hiện tại, chính phủ Colombia rất lạc quan về vụ mùa 2010/11, nhưng theo các thương nhân, sản lượng vẫn chưa thể hồi phục về mức của 2 năm trước.

Tại Trung Mỹ, thị trường tiếp tục đối mặt với sự eo hẹp về nguồn cung và giao dịch khá trầm lắng. Các khách hàng trong khi đó đẩy mạnh tìm kiếm nguồn hàng dự trữ của vụ cũ từ Guatemala và Costa Rica.

Còn tại Việt Nam và Indonesia, giá cà phê robusta tuần qua cải thiện rõ rệt bởi lượng hàng bán ra thị truờng ít ỏi. Giá cà phê loại 2 của Việt Nam còn trừ lùi 10 bảng Anh so với thị trường Luân Đôn, tăng 10 bảng so với tuần trước đó. Giá cà phê EK-1 của Indonesia lên tới trừ lùi 5 bảng, so với mức trừ 35 bảng của tuần trước đó.

Cách đây 1 năm, giá cà phê robusta của Việt Nam là trừ lùi 80 bảng/tấn, và vài năm trước là trừ lùi 100 bảng/tấn.

Theo ước tính của giới thương nhân, hiện ở Việt Nam vẫn còn tới 260.000 – 250.000 tấn cà phê còn trữ trong dân hoặc các kho dự trữ của các công ty và chờ giá cao hơn.

Trong 8 tháng đầu niên vụ 2009/10 kể từ tháng 10 năm ngoái, Việt Nam đã xuất khẩu 840.600 tấn cà phê, giảm 5,3% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Giá cà phê thế giới tuần kết thúc ngày 28/5:

(nguồn: reuters)

 Xuất xứLoạiGiá cộng/trừ (cent/lb)So với thị trường
BraxinSantos 4's- 3,5New York
 Santos 2/3 fc/ss- 1,0New York
ColombiaUgq +65,5New York
 Ex+66,5New York
El SalvadorEl Salvador +24,0New York
Mexicofob Laredo+20,5New York
  HG+27,0New York
Guatemala HB+39,5New York
Peru HBMC +27,0New York
Uganda Pmy Robs +17,5 Luân Đôn
Indonesia EK1 +11,5Luân Đôn
Ecuador Ext Sup -12,5New York
Việt NamLoại 2+11,5Luân Đôn

(Vinanet - N.Hằng)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo