Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường đường thế giới tuần 21 – 29/8/2010: giá tăng tuần thứ 3

Phiên giao dịch kết thúc tuần vừa qua, ngày 27/8, giá đường đã tăng mạnh nhất trong vòng 2 tuần do lo ngại thời tiết khô hạn sẽ làm giảm sản lượng ở Brazil, nước sản xuất lớn nhất thế giới.

Sản lượng đường ở khu vực Trung Nam Brazil, khu vực sản xuất đường lớn nhất thế giới, sẽ tăng ít hơn dự báo trong năm nay sau khi thời tiết khô hạn trên diện rộng ở nước này. Dự báo sản lượng sẽ chỉ tăng lên 33,7 triệu tấn, chứ không tới mức 34,1 triệu tấn như dự báo trước đây.

Phiên giao dịch 27/8, hợp đồng đường thô kỳ hạn tháng 10 tại New York tăng 0,69 US cent hay 3,6%, đạt 19,96 US cent/lb, mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 12/8 và trải qua 3 tuần liên tục tăng giá.

Tại London, giá đường trắng kỳ hạn tháng 10 tăng 7,40 USD trong phiên giao dịch cuối tuần, đạt 577,30 USD/tấn.

Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 23/8, giá đường đã lập kỷ lục cao của 5 tháng bởi dự báo nhiều quốc gia, trong đó có Indonexia, Nga và Pakistan, sẽ tăng nhập khâẩ đường bởi thời tiết xấu làm giảm sản lượng.

Phiên 23/8, giá đường thô đã tăng lên mức 20,07 US cent/lb tại New York. Đường trắng đạt mức 577,80 USD/tấn tại London.

Rabobank International dự báo giá đường sẽ trung bình 17,5 US cent/lb trong quý III năm nay, tăng nhiều so với 15,5 US cent ở quý II.

Giá đường thế giới đã tăng 30% trong vòng 3 tháng qua. Nếu so với thời điểm giá thấp kỷ lục của 13 tháng hôm 7/5, giá đường hiện cao hơn 54%.

Sản lượng đường ở Indonexia, nước nhập khẩu lớn nhất Châu Á, có thể không đạt mục tiêu do mưa quá nhiều, theo báo cáo của Chính phủ nước này hồm 19/8. Sản lượng của Nga cũng có thể sẽ thấp hơn 20% so với dự báo, trong khi Pakistan thông báo họ có thể sẽ bắt đầu mua đường vào tháng 12 tới bởi lũ lụt ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng.

Nhập khẩu đường vào Trung Quốc trong tháng vừa qua tăng 130% so với cùng tháng năm ngoái. Vụ mùa mía của Trung quốc đã bị ảnh hưởng bởi mưa quá nhiều ở khu vực phía Tây, và diện tích đất trồng trọt hạn hẹp.

Bruno Zaneti, nhà tư vấn về quản lý rủi ro thuộc công ty FCStone Group in Campinas, Brazil cho biết “điều kiện cung trên thị trường đường vẫn hạn hẹp”. Ông cho biết” Dự trữ thấp trên toàn thế giới, trong khi vấn đề thời tiết đang đe doạ tới sản lượng”.

Sản lượng đường ở khu vực Trung Nam Brazil – khu vực trồng mía lớn nhất đất nước, có thể giảm 1 triệu tấn do khô hạn. Sản lượng đường ở đó có thể sẽ giảm xuống khoảng 33 – 34 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mức 34 – 35 triệu tấn dự báo chỉ một tháng trước đây.

Sản lượng đường của Nam Phi, nơi sản xuất đường lớn nhất, có thể giảm đến mức thấp nhất trong vòng 15 năm do hạn hán, Trix Trikam – Giám đốc Hiệp hội Đường Nam Phi cho biết. Jayne Ferguson, người phát ngôn của Hiệp hội người trồng mía đường Nam Phi cho biết: “Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 20 năm”. Dọc bờ biển Nam Phi, giữa phía Đông Nam tỉnh Southbroom và Port Shepstone, lượng mưa chỉ chiếm 20-25%. Lượng mưa từ tháng 2 đến tháng 4 ở Port Shepstone thấp hơn bình thường khoảng 50-60%.

Mùa vụ sản xuất đường sẽ kết thúc vào tháng 3 năm 2011, sản lượng dự đoán giảm từ 2,18 triệu tấn xuống 2,14 triệu tấn. Sản lượng này là thấp nhất kể từ năm 1995 (1,67 triệu tấn). Nền công nghiệp đường đã tạo việc làm cho 77 ngàn người ở Nam Phi. Các công ty sản xuất đường lớn nhất Nam Phi là Illovo Sugar Ltd, Tongaat Hulett Ltd, Crookes Brothers Ltd, Remgro Ltd. Khoảng 60% sản phẩm được bán tại các quốc gia Nam Phi, Swaziland, Lesotho, Namibia, trong khi phần còn lại được xuất khẩu sang Châu Á, Trung Đông và các nước Châu Phi.

Sản lượng đường Ấn Độ trong năm bắt đầu từ ngày 1/10 có thể đạt 25 triệu tấn, cao hơn 2 triệu tấn so với nhu cầu, theo dự báo của Kingsman. 2 triệu tấ dư thừa đó có thể sẽ được xuất khẩu, nếu giá đường thế giới đủ cao để hấp dẫn Ấn Độ.

Con số dự báo đó thấp hơn so với mức 22,5 - 28 triệu tấn mà Hiệp hội mía đường Ấn Độ dự đoán cho sản lượng của họ.

Hiệp hội Các nhà máy đường Ấn Độ cho biết, sản lượng đường nước này có thể tăng 36%, lên 25,5 triệu tấn trong năm bắt đầu từ ngày 1/10/2010, nhiều hơn so với 23 triệu tấn nhu cầu.

Dự trữ tính tới thời điểm 30/9 dự đoán ở mức 5,8 triệu tấn, tăng so với 3,2 triệu tấn cùng kỳ năm trước.

Ấn Độ đã bị mất mùa đường trong vụ 2008/09 và đã bắt đầu điều tiết xuất khẩu kể từ ngày 1/1/2009 để đảm bảo đủ cung cho thị trường trong nước. Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu đường lớn nhất thế giới kể từ năm 2008 sau khi người trồng mía nước này chuyển sang trồng lúa mì và hạt có dầu. Hạn hán trầm trọng vào năm ngoái cũng làm giảm mạnh sản lượng. Giá đường vì thế đã lên đến mức cao kỷ lục của 3 thập kỷ vào tháng 2 vừa qua, nhưng từ đó đến nay đã giảm 36%.

Các nhà sản xuất đường Ấn Độ hy vọng họ sẽ được khôi phục xuất khẩu trong vụ mùa này sau khi dư cung đường.

Khi Ấn Độ dư thừa đường, thị trường thế giới cũng dư thừa. Còn khi Ấn Độ thiếu hụt, thị trường thế giới chắc chắn sẽ cũng như vậy. Sản lượng đường Ấn Độ sẽ có tác động lớn tới xu hướng giá đường thế giới.

Dự báo giá đường sẽ còn tiếp tục cao ít nhất trong 2 tháng tới.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu cung đường thế giới sẽ khó xảy ra sau vài tháng tới. Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) dự báo thế giới sẽ dư thừa 3,2 triệu tấn đường trong niên vụ 2010/11, bắt đầu từ ngày 1/10, sau khi thiếu 4,9 triệu tấn trong niên vụ trước.

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo