Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị Trường phân bón thế giới tuần 24/5 – 1/6/2010

 Thị tr ường urê:

Các nhà cung cấp cuả Trung Đông đang chờ tin tức từ chuyến hàng dự định mua của MMTC/ấn Độ. Công ty Trammo đã đồng ý mua của công ty Omani với giá 238-239 USD/tấn (fob) còn MMTC đã trả giá 236-238 USD/tấn (fob) với các nhà cung cấp khác.

Theo dự đoán, MMTC chỉ mua duy nhất hàng của Trung Đông, ước tính khoảng 500.000 tấn.

Các nguồn cung cấp urê hạt đục vẫn đang cạnh tranh để bán hàng cho các thị trường khác nhau và sẽ tiếp tục tạo sức ép lên giá trong suốt tháng 6. Urê hạt đục của Ai Cập còn đầy tại các kho ở châu Âu sẽ hạn chế việc vận chuyển hàng mới đến thị trường này trong mùa hè. Trong tuần urê hạt đục được bán cho Mỹ hàng Q3 giá 238 USD/tấn (fob) tại Nola. Tuy nhiên, những diễn biến trên thị trường thế giới hiện nay cho thấy đây không phải là giá thấp nhất ở thị trường Mỹ.

Tại FSU/ Đông Âu:

Yuzhny: Giá giảm còn dưới 220 USD/tấn fob tại Yuzhny trong tuần. IBE và AFT bán hàng T6 cho giá 218-219 USD/tấn fob. Đây là lần đầu tiên giá giảm còn dưới 220 USD/tấn fob kể từ Q4/2008. Các nhà sản xuất đã tiến hành bảo dưỡng các nhà máy, một phần cũng liên quan đến việc giá giảm trên thị trường.

Baltic: Các nhà sản xuất đã bán hết hàng từ đầu tháng 6. Tuần trước đó Phosagro bán giá 222 USD/tấn (fob), tuy nhiên tuần cuối tháng 5 giá bán cho Brazil chỉ còn 210 USD/tấn (fob) tại Baltic.

Tại Châu Âu:

Italia: thị trường vẫn suy yếu, giá urê giảm 5 euro/tấn còn 245-250 euro/tấn fot tại Ravenna hàng của Ai Cập giá 268-275 USD/tấn (cfr). Yara chào bán giá 250-255 euro/tấn (fot). Các thương gia chào bán giá 245-250 USD/tấn (cfr) từ Ai Cập dựa trên mức giá 220-225 USD/tấn (fob) hàng vận chuyển ngay. Nhu cầu urê hạt trong từ các nhà công nghiệp vẫn thấp.

Pháp: urê hạt đục cuối vụ giá chỉ còn 234-238 euro/tấn. Tại thời điểm này giá giảm còn 232 euro/tấn do người bán lo sợ người mua sẽ không mua hàng nữa vì đã hết vụ.

Tại Châu Phi:

Ai Cập: Tuần trước MOPCO bán urê hạt đục hàng T6 Giá 234-240 USD/tấn (FOB). Tuần này giá giảm dưới 220 USD/tấn (fob) hàng T6.

Tại Trung Đông: 4 nhà sản xuất của Trung Đông chào bán urê giá 247-248 USD/tấn (fob) cho MMTC giá 270-275 USD/tấn (cfr) tại ấn Độ. Tuy nhiên, Trammo đã chấp nhận bán urê của Omani giá 238-239 USD/tấn (fob) tại Sohar và các nhà sản xuất đang đối mặt với việc giá giảm còn dưới 240 USD/tấn (fob). Lần gần đây nhất giá urê đứng ở mức dưới 240 USD/tấn (fob) là Q4/2006.

Tại Châu Á:

Trung Quốc: Giá urê hạt trong giảm còn khoảng 250 USD/tấn (fob) hàng xuất khẩu trong tháng 6, tháng 7. Hàng bán cho Đài Loan giá 248-252 USD/tấn (fob).

Việt Nam: Có một vài nhu cầu mới cho hàng T6 nhưng với giá thấp. Người mua đưa ra giá 275-280 USD/tấn (cfr) cho urê hạt trong đóng bao của Trung Quốc.

Tại Châu Mỹ:

Mỹ:Giá urê hạt đục chào bán cho vùng trồng lúa giá 248 USD/tấn (fob) hàng vận chuyển ngay. Người bán đồng ý bán giá248-249 USD/tấn (fob) tại Nola nhưng giá nhìn chung lãi thực vẫn cao do cước vận chuyển thấp. Các nhà cung cấp đưa ra giá 261-263 USD/tấn (fob) tại Nola. Trammo đã bán 3 chuyến urê hạt đục hàng vận chuyển Q3 tại Nola và hiện chào bán thêm hàng với giá 240-241 USD/tấn (fob) tại Nola urê của Ai Cập giá 220 USD/tấn (fob).

Brazil: Giá tiếp tục giảm còn 250 USD/tấn (cfr).

Xuất xứGiá
Giá urê hạt trong: 
Yuzhny 218-220 USD/tấn (fob)
Baltic 212-220 USD/tấn (fob)
Vịnh A-rập 240-245 USD/tấn (fob)
Trung Quốc 248-252 USD/tấn (fob)
Giá urê hạt đục: 
Vịnh A-rập 234-248 USD/tấn (fob)
Ai Cập234-236 USD/tấn (fob)
Mỹ 248-261 USD/tấn (fob)
Inđônêxia 265-270 USD/tấn (fob)
Yuzhny 243-245 USD/tấn (fob)

Thị tr ường Phosphates:

Giá DAP:Cảng của Trung Quốc không nhận thêm DAP mới. Chưa rõ Ấn Độ có mua thêm 1 triệu tấn nữa hay không trong giai đoạn tháng 6 – tháng 8 tới. Tình trạng khan hiếm tàu cộng thêm nhiều rủi ro đang khiến các nhà kinh doanh hầu như không có lãi vào lúc này.

Brazil đã hoãn các nhu cầu mua hàng hàng năm đến quý 3. Các chi phí liên quan đang tăng.

Tai Mỹ: các chuyến hàng vận chuyển cho ấn Độ vẫn thống trị thị trường. Phoschem sẽ vận chuyển 6 chuyến hàng cho ấn Độ trong T6. Cước vận chuyển tăng cao hơn là 80 USD/tấn đã làm giảm giá (FOB) trong hợp đồng xuống còn 4290 USD/tấn (fob) tại Tampa ~ 500 USD/tấn cfr tại ấn Độ. Tuần này, Trammo bán 20.000 tấn DAP của Venezuêla giá dưới 450 USD/tấn (fob), nhưng nhu cầu nhìn chung rất ít. Còn thị trường nội địa Mỹ đang ở giữa vụ nên các thương gia đang thử nghịêm giá sàn cho DAP. Tuần này CF đưa ra giá hàng T7 là 395 USD/tấn (fob) vận chuyển bằng sà lan.

Tại Brazil: DAP/MAP trên thị trường hình như vẫn giữ giá 480-485 USD/tấn (cfr). Brazil mới chỉ nhập khẩu khoảng 30% nhu cầu hàng năm, nên trong quý 3 Brazil có thể nhập khẩu đến 1 triệu tấn DAP/ MAP/ TSP – nhưng có lẽ số lượng nhiều như thế sẽ là vấn đề đối với các cảng nhận hàng.

Tại Nga: DAP chào bán cho Đông Nam á giá 430 USD/tấn (fob) và MAP chào bán cho Nam Mỹ giá 440-445 USD/tấn (fob).

Tại Pháp: Vụ mùa đã hết nên giá tại Gent chỉ vào khoảng 485-490 USD/tấn (fot), DAP rời giá 398 - 402 euro/tấn (fot).

Giá DAP

Xuất xứGiá
Mỹ 445-450 USD/tấn (fob)
Tunizi 455-460 USD/tấn (fob)
Marốc 455-457 USD/tấn (fob)
Baltic 430-440 USD/tấn (fob)
Trung Quốc 460-461 USD/tấn (fob)

Thị trư ờng Potat: Giá MOP:

Brazil 390-410 USD/tấn cfr
Đông Nam Á 390-415 USD/tấn cfr
Canada 300-365 USD/tấn cfr
FSU 280-340 USD/tấn cfr
Tây Bắc Âu 280-340 USD/tấn cfr
Ấn Độ 370 USD/tấn cfr

 (Vinanet tổng hợp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo