Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng quan thị trường hàng hoá, tài chính thế giới ngày 08/7/2010

Giá lúa mì tăng 5%; giá đậu tương và ngô cùng tăng; Giá dầu tăng bởi dự trữ giảm ; Giá đồng tăng 3%; Giá vàng tăng; Chỉ số CRB tăng gần 2%; Chứng khoán Mỹ và châu Âu tăng; USD giảm so với các đồng tiền chủ chốt.

Giá hàng hoá trên thị trường thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 08/7, trong đó lúa mì tăng gần 5% và dẫn đầu trong số các nông sản tăng giá, giá dầu và các kim loại cùng tăng bởi niềm tin của nhà đầu tư vững hơn.

Giá lúa mì như vậy đã tăng phiên thứ 5 liên tiếp, tăng tổng cộng 10% trong vòng 1 tháng qua, bởi nỗi lo vụ mùa ở châu Âu cũng như chất lượng vụ mùa tại Mỹ. Giá đậu tương leo lên mức cao của 2 tháng còn giá ngô đứng ở mức cao nhất 6 tuần qua.

Chỉ số CRB của 19 loại hàng hoá nguyên liệu thô tăng gần 2% nhờ giá năng lượng, kim loại và nông sản cùng tăng. Trong 6 phiên trước, chỉ số này từng giảm, chủ yếu bởi giá dầu. Chỉ số này đã trải qua tuần giảm mạnh nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây trong tuần kết thúc ngày 02/7 bởi giá dầu thô đứng ở mức thấp nhất 3 tuần khi nỗi lo nhu cầu sẽ giảm, chủ yếu bởi tình hình việc làm ảm đạm tại Mỹ và sự hồi phục chậm của kinh tế toàn cầu.

Trong phiên giao dịch ngày 07/7, giá dầu thô đã chấm dứt một tuần liền giảm giá bởi tình hình dự trữ nhiên liệu thô của Mỹ tuần trước giảm. Giá đồng trong khi đó tăng, phần lớn được hỗ trợ từ sự tăng vọt trên thị trường chứng khoán phố Wall.

Giá vàng tăng trở lại sau khi giảm xuống mức thấp nhất của 6 tuần phiên trước đó khi nhu cầu được cải thiện trong bối cảnh đồng USD suy yếu.

Diễn biến của các thị trường hàng hoá cụ thể như sau

Giá lúa mì giao tháng 7 tại New Yorrk tăng 23 cent, tức khoảng 4,7% lên 5,115 – 3/4 USD/bushel vào lúc đóng cửa, sau khi chạm 5,17 USD/bushel giữa phiên – cao nhất ucả kỳ hạn giao ngay kể từ ngày 15/1.

Giá ngô giao tháng 7 tăng 3% tương đương 10 - 3/4 cent lên 3,70 – 3/4 USD/bushel tại Chicago. Giá đậu tương cũng tăng 3% lên 9,93 USD/bushel.

Giá dầu thô giao tháng 8 tại New York tăng 3%, tức 2,09 USD lene 74,07 USD/thùng, bởi dự trữ dầu thô giảm trong tuần trước tại quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới. Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho biết dự trữ dầu thô của nước này đã giảm 7,3 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn nhiều so với dự đoán giảm 2,3 triệu thùng của thị trường. Cơ quan Năng lượng Mỹ sẽ công bố con số chính xác trong ngày hôm nay 08/7.

Giá đồng đã hồ phục trở lại trên thị trường New York sau khi để mất hơn 1% giá trị tại Luân Đôn, và giao dịch quanh mức 3 USD/lb bởi USD suy yếu và thị trường chứng khoán tăng mạnh. Giá đồng giao tháng 9 tại New York tăng 1,5%, tức 4,40 cent và đóng cửa phiên ở 3,0150 USD/lb.

Giá vàng giao tháng 8 tại New York tăng 3,30 USD và đóng cửa phiên ở 1.198,90 USD/ounce.

Trên thị trường chứng khoán, triển vọng lợi nhuận của các công ty trong quý 2 sẽ tăng đã giúp các cổ phiếu tại phố Wall tăng mạnh. Lúc đóng cửa phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 274,66 điểm, tức 2,82% lên 10.018,28 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 32,21 điểm, tức 3,13% lên 1.016,27 điểm, chỉ số Nasdaq tăng 65,59 điểm, tức 3,13% lên 2.159,47 điểm.

Chỉ số MSCI của chứng khoán toàn cầu tăng 1,6%, nhưng chỉ số này của các thị trường đang nổi chỉ thoát khỏi màu đỏ và tăng 0,05%.

Các chỉ số chứng khoán châu Âu cũng tăng trong đó chỉ số FTSEurofirst 300 tăng 1,5% lên 1.006,1 điểm. Chỉ số FTSE của thị trường Anh tăng 1%. Chỉ số DAX của thị trường Đức tăng 0,9%. Chỉ số CAC-40 của thị trường Pháp tăng 1,8%.

Chứng khoán châu Á trong khi đó giảm bởi nhà đầu tư lo ngại đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ gặp trở ngại. Chỉ số MSCI của châu Á Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản giảm 0,5%, chỉ số Nikkei 255 của Nhật Bản giảm 0,6%.

Đồng Euro hôm qua tăng so với USD vào cuối phiên bởi các yếu tố kỹ thuật sau khi vượt qua ngưỡng kháng cự. Nỗi lo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu ảm đạm và các kế hoạch kiểm tra thể trạng tài chính của các ngân hàng châu Âu đã gây sức ép lên đồng tiền chung trong hầu hết thời gian của phiên giao dịch. Cuối ngày, Euro tăng 0,16% lên 1,2643 USD.

USD cũng giảm so với hầu hết các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ, chỉ số USD giảm 0,24% xuống 83,88. So với Yên Nhật, USD tăng 0,17% lên 87,70 yên.

Vinanet

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo