Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng quan thị trường hàng hoá thế giới ngày 19/5/2010

Chỉ số RJ/CRB giảm 1%; Giá dầu tăng trở lại do USD yếu; Giá đường và lúa mì tăng; Giá vàng rời mốc 1.200 USD/ounce.

Giá hàng hoá trên thị trường thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày 19/5 do khủng hoảng nợ ở châu Âu khiến niềm tin của nhà đầu tư sụt giảm, bất chấp đồng USD suy yếu đã hỗ trợ cho giá dầu và một số nông sản đi lên.

Giá dầu mỏ tăng nhờ Euro tăng hơn 1,5% so với USD - mức tăng mạnh nhất trong nửa tháng qua. Giá đường và lúa mì cũng tăng vào cuối phiên mặc dù quay đầu giảm đầu phiên.

Giá đồng trong khi đó mất hơn 2% do làn sóng bán tháo. Kể từ cuối tháng 4 tới nay, giá đồng đã giảm 12%.

Giá vàng giảm gần 2% do Euro tăng giá so với USD khiến nhiều nhà đầu tư bán chốt lời.

Chỉ số Reuters Jefferies CRB - chỉ số hàng hoá chuẩn của 19 loại nguyên liệu thô giao dịch tại New York - giảm gần 1% vào cuối buổi chiều. Trong 12 phiên gần đây thì có tới 9 phiên chỉ số này mất điểm do niềm tin của nhà đầu tư suy giảm khi vấn đề nợ ở châu Âu chưa được giải quyết.

Các nhà phân tích cho biết, thị trường đang chờ đợi thông tin về tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ, sẽ công bố trong ngày hôm nay 20/5. Thông tin này sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn hơn về thể trạng kinh tế Mỹ và triển vọng nhu cầu hàng hoá.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6 tại New York tăng 46 cent, tương đương 0,7% và đóng cửa phiên 19/5 ở 69,87 USD/thùng. Trước đó, giá dầu giảm còn 67,90 USD/thùng - thấp nhất kể từ ngày 30/9/2009.

Đầu tháng 5, giá dầu đã leo lên mức cao nhất của 19 tháng, nhưng sau đó đã giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái do dự trữ tăng mạnh. Quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới Ả rập Xê út cho biết, giá dầu ở quanh mức 70 – 80 USD/thùng là giá có thể chấp nhận được với cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Trên thị trường kim loại, giá vàng hôm qua đã để mất mức hỗ trơ quan trọng 1.200 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 chốt phiên 19/5 chỉ còn 1.193,10 USD/ounce, giảm 21,50 USD, tương đương 1,8%. Kỳ hạn này từng lập kỷ lục trên 1.247 USD/ounce hôm 14/5.

Giá đồng giao tháng 7 tại New York còn 2,9595 USD/lb, giảm 7,15 cent hay 2,4% so với phiên liền trước, và để mất thành quả tăng giá của phiên 18/5.

Tại Luân Đôn, giá đồng giao sau 3 tháng trong phiên hôm qua còn 6.500 USD/tấn, so với 6.700 USD/tâấ phiên liền trước.

Giá đường và lúa mì là một trong số ít các nông sản tăng giá. Chốt phiên 19/5, giá đường thô tăng 0,9% lên 14,93 cent/lb.

 (Nguyễn Hằng - Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo