![]() |
Cách thức lựa chọn các DN tham gia chương trình bình ổn giá cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng loạn giá bình ổn |
Tuy nhiên, chị Hoa cho biết, khi đến siêu thị Fivimark – nơi treo biển “Điểm bán hàng bình ổn giá” trên đường Nguyễn Văn Cừ, chị thực sự bất ngờ khi so sánh giá một số thực phẩm thuộc nhóm hàng bình ổn giá lại cao hơn so với ở chợ Gia Lâm, cách đó chỉ khoảng 500 mét. Điển hình như, giá thịt lợn thăn ở siêu thị là 157 nghìn đồng/kg, trong khi ngoài chợ 140 nghìn đồng/kg; thịt lợn ba chỉ siêu thị 144 nghìn đồng/kg, còn ngoài chợ chỉ bán 110 nghìn đồng/kg; trứng gà công nghiệp trong siêu thị bán 2.800 đồng/quả, nhưng ngoài chợ chỉ bán 2.500 đồng/quả.
Khảo sát giá bán 10 mặt hàng trong diện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Hà Nội cho thấy mỗi nơi một khác, mặc dù đó là cùng mặt hàng, cùng thương hiệu. Chẳng hạn như: tại Siêu thị Fivimark trên đường Lê Đức Thọ, huyện Từ Liêm, gạo Bắc Hương 93.500 đ/5 kg. Cùng mặt hàng này, ở Hapromart 51 Lê Đại Hành lại có giá 98.000 đ/5 kg. Tại Fivimart 12 Đặng Tiến Đông, đường tinh luyện có giá 22.900 đ/kg, nhưng tại Fivimark trên đường Lê Đức Thọ lại bán với giá 25.800 đ/kg... Giữa các DN tham gia chương trình bình ổn, sự chênh lệch giá khoảng từ 2 - 5%. Theo lý giải của các DN tham gia chương trình bình ổn giá thì mỗi đơn vị khai thác một nguồn hàng, nên giá đề xuất bán cũng khác nhau.
Bà Mai Khuê Anh - Giám đốc điều hành, TCty Thương mại Hà Nội – một trong những đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố thì cho rằng, các đơn vị phải báo cáo giá về các sở ban ngành liên quan và đã được thẩm định. Có thể giá niêm yết ở mỗi nơi khác nhau do nhiều nguyên nhân. Có thể đơn vị mua hàng khối lượng nhiều thì được chiết khấu nhiều hơn, hoặc do chương trình bán hàng ở vùng sâu vùng xa, giá vận chuyển, lưu trữ cũng phải tính vào cho nên nó có một sự so lệch, nhưng đa phần chương trình bán hàng bình ổn giá phải thực thi theo giá cam kết.
Theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị, hiện nay chương trình bình ổn giá vẫn còn một số bất cập, trong đó có cách thức lựa chọn các DN tham gia chương trình bình ổn giá cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng loạn giá bình ổn. Có hiện tượng nhiều DN giá đầu vào khác nhau thậm chí có nhiều mặt hàng tại các siêu khác nhau, giá khác nhau và không theo giá bình ổn. Cái đó là những câu hỏi đặt ra Sở Công Thương phải cải tiến cách làm bình ổn giá của mình.
(Theo Quang Minh // Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com