Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chè được giá, nông dân khấp khởi mừng

Chè Thái Nguyên đang ở chính vụ, khác với mọi năm giá tăng cao vào đầu vụ hoặc cuối vụ do khan hiếm, năm nay ngay chính vụ giá chè vẫn giữ ở mức cao. Thành quả đầu tiên từ quy trình sản xuất chè

Cung tăng, giá không giảm


Đất chè ở cả 9 huyện, thành, thị tại tỉnh Thái Nguyên đang ở chính vụ. Như những năm trước, chè được giá vào đầu vụ nhưng giảm dần khi nguồn cung bắt đầu tăng lên. Để tăng thêm thu nhập, nhiều hộ dân đã tìm cách làm vụ chè muộn để bán được giá hơn khi nguồn cung không còn dồi dào. Nhưng quy luật giá cả năm nay đã có những đổi khác. Giá chè khô thành phẩm bình quân tại chợ đầu mối thu mua ở các vùng trồng chè hiện nay là 60 triệu đồng/tấn, cao hơn 10 - 15 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức giá trung bình bà con nông dân bán ra vào đầu vụ.

Thay vì bán chè tươi, rất nhiều hộ đã chuyển sang tự sao thành chè khô. Các DN sản xuất chè vì vậy phải tăng giá thu mua lên mới mong có nguồn nguyên liệu sản xuất. Như Cty chè Sông Cầu thuộc TCty Chè VN đã tăng giá thu mua chè tươi lên tới 4.950 đồng/kg so với mức giá 3.000 đồng/kg cùng kỳ năm trước.

Mức giá trung bình ở các chợ đầu mối là giá cho loại chè được coi là bình thường. Còn thương lái thu mua ở mỗi vùng chè đặc sản, lại có những mức giá cao hơn nhiều. Chè Tân Cương vẫn đứng đầu bảng với mức giá dao động 120 – 160 nghìn đồng/kg, thậm chí 400 – 450 nghìn đồng/kg chè móc câu. Tiếp đó, những vùng chè nổi tiếng khác như chè Trại Cài (huyện Đồng Hỷ), chè La Bằng (huyện Đại Từ) được bán với giá 70 – 120 nghìn đồng/kg. Đó là mức giá thương lái nhập vào, còn khi đến tay người tiêu dùng chè ngon có thể bị đội giá lên gấp đôi.

An toàn hơn, được giá hơn

Mức giá khác nhau giữa những vùng chè đặc sản là chuyện bình thường. Vài vụ chè gần đây, ngay trong một vùng chè cũng có sự chênh lệch giá cả rõ rệt bởi phương thức canh tác, chăm sóc chè khác nhau giữa các hộ nông dân. Ông Phùng Ngọc Đạt ở xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ cho biết: “Mặt bằng giá chung của chè trong xã khoảng 60 – 70 nghìn đồng/kg, nhưng chè của HTX Hương Trà cao hơn hẳn với 90 – 120 nghìn đồng/kg. Đó là vì họ đảm bảo các điều kiện về sản xuất chè an toàn đã được Sở NNPTNT chứng nhận”.

Bà Lê Thị Thu Thủy, trưởng xóm làng nghề chè Thác Dài dẫn chứng hiệu quả kể từ khi áp dụng quy trình sản xuất chè an toàn: “Ngày trước chúng tôi chăm sóc chè vô tội vạ, vào đến đầu làng đã ngửi thấy mùi thuốc trừ sâu sặc lên rồi. Nhưng kể từ khi được tập huấn sản xuất chè an toàn, chúng tôi tiết kiệm được 1/3 chi phí, chất lượng tăng, giá bán cũng tăng hơn 30%”.

Nhưng đó chỉ là bước đi đầu tiên để chè Thái Nguyên tiếp tục khẳng định và nâng cao chất lượng. Theo Sở NNPTNT, trên địa bàn toàn tỉnh mới có ba nơi đăng ký sản xuất chè theo quy trình VietGAP. Để triển khai quy trình VietGAP trên địa bàn rộng không phải vấn đề đơn giản, dù cả người trồng chè, người tiêu thụ đều muốn sản xuất theo quy trình đó. Bởi sản xuất chè nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số nên khó kiểm định được nguồn nguyên liệu, đánh giá chất lượng chè.

Hiệu quả của quy trình sản xuất chè an toàn đã và đang được chứng minh. Thái Nguyên cần sớm quy hoạch được vùng sản xuất chè theo quy trình VietGAP, cấp giấy chứng nhận để khẳng định thương hiệu và chất lượng chè của mình.

(Báo Lao Động)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo