Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 sản phẩm xuất khẩu bị biến đổi khí hậu đe dọa

Vào ngày 7/12, các nhà lãnh đạo của thế giới đã nhóm họp tại Copenhagen, Đan Mạch, để thảo luận một hiệp ước quốc tế mới về vấn đề biến đổi khí hậu. Sự nóng lên của Trái Đất có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống của con người cũng như các nền kinh tế.

Tạp chí Time của Mỹ đã liệt kê một danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của thế giới có nguy cơ chịu tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có gạo của Việt Nam.

Mỳ Ý

Các nhà khoa học thuộc Văn phòng Khí tượng Anh cảnh báo, chẳng bao lâu nữa nước Ý có thể buộc phải nhập khẩu những nguyên liệu cơ bản để sản xuất món mỳ pasta nổi tiếng vì biến đổi khí hậu sẽ khiến nước này không thể trồng được loại lúa mỳ cứng. Nhiệt động tăng và lượng mưa giảm ở khu vực Đại Trung Hải đồng nghĩa với việc năng suất lúa mỳ của Ý sẽ bắt đầu xuống dốc từ năm 2020.

Các nhà khoa học thậm chí còn cảnh báo, cây lúa mỳ có thể sẽ biến mất khỏi nước Ý vào cuối thế kỷ này.

Rượu vang Pháp

Nước Pháp là mái nhà của nhiều trong số những hãng sản xuất rượu vang lừng danh nhất thế giới. Tuy nhiên, quốc gia châu Âu này đang mất dần đi loại khí hậu ưu ái cây nho.

Do hương vị của rượu vang được quyết định bởi sự cân bằng giữa lượng đường và axit trong quả nho, nên nhiệt độ môi trường sinh trưởng của cây nho đóng vai trò tối quan trọng. Nho trồng trong khí hậu lạnh không có khả năng đem tới hương vị ngọt ngào của rượu vang mà sẽ tạo ra thứ rượu có nhiều vị chua. Ngược lại, thời tiết ấm áp lại khiến nho quá ngọt, kết quả là vị của rượu vang sẽ nặng.

Các chủ quán rượu và các nhà sản xuất rượu hàng đầu tại Pháp đã viết một bức thư ngỏ gửi lên Tổng thống Nicholas Sarkozy đề nghị Chính phủ hành động chống biến đổi khí hậu để bảo vệ ngành sản xuất rượu vang - lĩnh vực vốn được xem một trong những viên ngọc của văn hóa Pháp.

Mật ong Argentine

Ở khắp nơi trên thế giới, từ vùng California của Mỹ tới nước Pháp, số lượng ong mật đang giảm đi nhanh chóng. Sau Trung Quốc và Mỹ, Argentine là nước xuất khẩu mật ong lớn thứ 3 trên thế giới, chiếm thị phần 22% trên thị trường mật ong toàn cầu.

Tuy nhiên, từ năm 2006 tới nay, loài ong mật của quốc gia Nam Mỹ này lâm vào cảnh khốn đốn vì tình trạng lụt lội. Độ ẩm tăng trong mùa đông và những trận mưa như trút vào mùa hè cũng khiến các chú ong khó bay đi kiếm mật hơn. Kết quả là chúng rơi vào cảnh chết đói hoặc suy dinh dưỡng và dễ mắc bệnh hơn. Lượng mật sản xuất ra vì thế giảm xuống, đồng thời chức năng thụ phấn cho mùa màng của ong cũng giảm sút.

Trong trường hợp loài ong biến mất, nhiều vụ mùa có thể cũng sẽ biến mất theo.

Bia Đức

Phía Đông của nước Đức là khu vực sản xuất bia nổi tiếng thế giới. Sản lượng bia của vùng này có thể giảm mạnh vì tình trạng thiếu nước do biến đổi khí hậu. Nước đóng vai trò hàng đầu trong việc sản xuất lúa mạch và cây hoa bia, trong khi sử dụng những nguyên liệu thay thế rẻ tiền hơn như ngô là điều không thể vì các nhà sản xuất bia Đức phải tuân thủ những nguyên tắc ngặt nghèo về nguyên liệu đầu vào.

Cây hoa bia, loại nguyên liệu để tạo chất bảo quản và hương liệu cho bia, là loại cây ưa khí hậu phương Bắc, đất ẩm, mùa đông lạnh và mùa hè nóng. Khi trái đất nóng lên, những điều kiện khí hậu này không còn nữa. Liên minh châu Âu mới đây đã đầu tư xây dựng một hệ thống thủy lợi trị giá 9 triệu USD cho nông dân trồng cây hoa bia ở Đức để loại cây này có thể vượt qua được những mùa hè khô hạn sắp tới.

Lúa gạo Việt Nam

Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu lượng gạo trị giá khoảng 2,9 tỷ USD, nhưng cây lúa của Việt Nam đang chịu sự đe dọa ngày càng tăng của biến đổi khí hậu.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, sản lượng lúa gạo của Việt Nam có thể suy giảm nhanh chóng khi mực nước biển dân nhấn chìm hàng chục ngàn hecta đất trồng lúa tới cuối thế kỷ này. Do ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam phụ thuộc vào những vùng đất thấp ở đồng bằng châu thổ sông Mê Kông và sông Hồng, nên sự dâng lên dù nhỏ của mực nước biển cũng có thể gây ra những tác động tai hại.

Thực tế này cũng tạo ra một mối đe dọa về an ninh lương thực đối với Việt Nam, vì như nhiều quốc gia châu Á khác, người Việt Nam xem lúa gạo là nguồn lương thực chính.

Rau quả Tây Ban Nha

Văn hóa ẩm thực của Tây Ban Nha dựa trên nguồn rau quả trong nước dồi dào. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc một dự án nghiên cứu do Ủy ban châu Âu (EC) tài trợ cho rằng, nhiệt độ tăng có nguy cơ biến nhiều vùng đất của quốc gia này thành sa mạc.

Du lịch Maldives


Với 600.000 du khách tới Maldives mỗi năm, du lịch là một trong những lĩnh vực xuất khẩu chính của quốc đảo này. Tuy nhiên, ngành công nghiệp không khói của Maldives đang đối mặt nhiều nguy cơ. Mực nước biển dâng lên sẽ nuốt chửng nhiều điểm du lịch hàng đầu của nước này.

Tháng trước, Tổng thống Maldives đã tổ chức một cuộc họp nội các tại địa điểm dưới nước để nhấn mạnh mối đe dọa của biến đổi khí hậu.

Rượu Vodka Bắc Âu


Thị trường rượu vodka toàn cầu đem tới doanh thu khoảng 12 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, theo Văn phòng Khí tượng Anh, nhiệt độ tăng ở những quốc gia như Ba Lan đang đe dọa tới những loại cây trồng tạo ra nguyên liệu sản xuất loại rượu này như cà chua và lúa mỳ. Chắc chắn, giá rượu vodka rồi sẽ tăng.

Khu trượt tuyết ở Colorado, Mỹ

Nằm trong số những địa điểm trượt tuyết được yêu thích nhất thế giới, các khu nghỉ dưỡng ở Colorado đạt doanh thu 2 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Đại học Colorado cảnh báo, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng với tốc độ như hiện nay, thì thời gian mùa tuyết rơi ở đây sẽ giảm mất một tháng. Trong khi đó, làm tuyết giả không phải là chuyện đơn giản vì đòi hỏi quá nhiều nước.

Bông Mali

Theo một nghiên cứu do tổ chức Oxfarm tiến hành năm nay, trong 50 năm qua, lượng mưa ở quốc gia châu Phi Mali đã giảm tới 1/4.

Trước đây, mùa mưa tại nước này kéo dài 7 tháng, nay chỉ còn vỏn vẹn 3 tháng. Không có đủ lượng mưa, các cây bông sẽ héo khô trước kỳ thu hoạch.

(VnEconomy)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Ngừng cho vay nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ
  • Singapore, Mỹ xem xét Hiệp định tự do thương mại song phương
  • 11 tháng: xuất khẩu gạo đạt gần 5,7 triệu tấn
  • Xuất khẩu nghêu: tăng mạnh trong năm 2009 và nhiều triển vọng trong năm 2010
  • Tổng quan tình hình xuất, nhập khẩu tháng 11 và 11 tháng năm 2009
  • Bảy công ty đề nghị đấu thầu cung cấp gạo cho Philíppin
  • Tỷ giá USD/VND tăng: Cơ hội cho hàng Việt
  • Giá ca cao thế giới chạm mức cao nhất 25 năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo