Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngừng cho vay nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ

Các ngân hàng thương mại sẽ không cấp tín dụng để doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng như ôtô, mỹ phẩm, rượu bia... ít nhất cho đến hết tháng 12.

Ngoài 13 nhóm mặt hàng, chủ yếu là các nhu cầu nhập khẩu phục vụ quốc tế, dân sinh và sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc chữa bệnh... được ưu tiên cấp tín dụng nhập khẩu, các ngân hàng thương mại, trước mắt, sẽ dừng các khoản cho vay mới phục vụ nhập khẩu, đặc biệt đối với các mặt hàng xa xỉ.

Theo Ngân hàng Nhà nước, điều chỉnh này của các ngân hàng được thực hiện theo đề xuất của Bộ Công Thương đã được Thủ tướng phê duyệt nhằm kiềm chế nhập siêu trong năm 2009. Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo thực hiện đối với hệ thống ngân hàng thương mại.

Đề xuất này được Bộ Công Thương công bố trong buổi họp giao ban trực tuyến ngày 7/12, bao gồm 3 giải pháp chủ yếu. Thứ nhất, cần rà soát những mặt hàng không quan trọng, nhất là những mặt hàng xa xỉ như ôtô, điện thoại di động, mỹ phẩm, rượu ngoại, kể cả rau quả và thực phẩm để kiểm soát chặt chẽ.

Thứ hai là yêu cầu hệ thống các ngân hàng thương mại xem xét kỹ hoặc tạm dừng trong tháng 12 không cho vay tiền nhập khẩu, dứt khoát hạn chế nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ. Cuối cùng là sử dụng các biện pháp hành chính như nhập khẩu về phải kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, kéo dài thời gian thông quan để các doanh nghiệp nhập khẩu phải cân nhắc bài toán lợi nhuận.

Lý do khiến Bộ Công Thương phải đề xuất các biện pháp kể trên là nhằm đảm bảo thực hiện Nghị quyết tháng 11 của Chính phủ, theo đó khống chế tỷ lệ nhập siêu trong năm 2009 ở mức 20% so với giá trị xuất khẩu. Bộ cho rằng nếu không thực hiện những biện pháp mạnh, kế hoạch này dễ bị "vỡ" khi mà thống kê nhập siêu của 11 tháng đã đạt tới con số 20,3%.

Chỉ đạo này nhận được khá nhiều ủng hộ từ phía các ngân hàng vì ngoài tác dụng kiểm soát nhập siêu, việc hạn chế cho vay nhập khẩu còn giúp các ngân hàng hạn chế các khoản vay mới trong giai đoạn tín dụng căng thẳng hiện nay.

Theo Phó tổng giám đốc Vietinbank, Nguyễn Văn Thạnh, tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng thương mại đã vượt quá 30%. Trạng thái thanh khoản thấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến tín dụng tái đầu tư cho doanh nghiệp.

Chia sẻ nhận định này, Phó tổng giám đốc Vietcombank Đào Minh Tuấn và Phó tổng giám đốc Maritime Bank Nguyễn Hương Loan đều cho rằng cuối năm là giai đoạn mà dư nợ tín dụng tại các ngân hàng đều đã tăng cao trong khi đồng vốn đầu vào gặp rất nhiều khó khăn.

Cũng theo bà Nguyễn Hương Loan, chủ trương chung về việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng đã có từ lâu, chỉ đạo mới đây của Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước chỉ là bước cụ thể hóa các mặt hàng có thể hạn chế nhập khẩu vào thời điểm nhạy cảm về kinh tế hiện nay.

(VnExpress)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • 10 sản phẩm xuất khẩu bị biến đổi khí hậu đe dọa
  • Singapore, Mỹ xem xét Hiệp định tự do thương mại song phương
  • 11 tháng: xuất khẩu gạo đạt gần 5,7 triệu tấn
  • Xuất khẩu nghêu: tăng mạnh trong năm 2009 và nhiều triển vọng trong năm 2010
  • Tổng quan tình hình xuất, nhập khẩu tháng 11 và 11 tháng năm 2009
  • Bảy công ty đề nghị đấu thầu cung cấp gạo cho Philíppin
  • Tỷ giá USD/VND tăng: Cơ hội cho hàng Việt
  • Giá ca cao thế giới chạm mức cao nhất 25 năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo