Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EC nói không với thủy sản Nga

 Cá minh thái, cá tuyết và cá tuyết chấm đen do các tàu của Nga khai thác sau ngày 1/1/2010 sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU do Uỷ ban Châu Âu (EC) thực thi nghiêm ngặt chứng nhận khai thác đối với hải sản.

 Hải sản do các tàu của Nga khai thác ở vùng Viễn Đông và biển Barent sẽ không được phép nhập khẩu vào EU bởi Nga chưa thông báo với EU “cơ quan thẩm quyền” chịu trách nhiệm cấp chứng nhận khai thác. Theo quy định về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của EU (có hiệu lực ngày 1/1/2010), việc lùi ngày cấp chứng nhận là không thể.  

 EC đã tuyên bố với các nước thành viên rằng sẽ không nhập khẩu các sản phẩm hải sản do Nga khai thác và cũng sẽ không chấp nhận lùi ngày cấp chứng nhận khai thác.

 Nếu EC không chấp nhận việc Nga chậm thông báo đến ngày 10/2/2010 thì tất cả các sản phẩm hải sản của Nga được khai thác trước ngày đó sẽ không được nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp. Cho dù Nga có thể bỏ qua EU để xuất khẩu hải sản sang các nước khác nhưng không bao giờ được nhập lại thị trường này.

 Khi nào Nga có thông báo, hải sản nhập khẩu vào EU sau ngày đó sẽ qua kiểm định của các nước thành viên EC để đảm bảo các lô hàng đó không được khai thác trước ngày thông báo.

 Một thương nhân thủy sản Châu Âu cho biết, Nga đã sẵn sàng để ký hiệp ước IUU trong tuần này hoặc tuần tới.

Chứng nhận khai thác là một phần không thể thiếu trong quy định IUU của EC nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của hải sản khai thác bất hợp pháp vào EU. Do đó, chứng nhận khai thác phải được kèm theo mọi lô hàng. Mỗi nước phải chỉ định một hoặc nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp chứng nhận này

(Vasep)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Doanh số bán lẻ Nhật bất ngờ giảm
  • Bănglađét nối lại xuất khẩu tôm sang EU
  • Xuất khẩu tôm Thái Lan sang Hàn Quốc tăng mạnh
  • Xuất khẩu hoa của Lâm Đồng đang tăng mạnh
  • Sẽ có 5 nhóm hàng hóa chịu thuế môi trường
  • Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2009
  • Ấn Độ cần nhập khẩu thêm 1,6 triệu tấn đường vào tháng 9
  • Năm 2010: Đẩy mạnh xuất khẩu sang 4 nước Đông Nam Á
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo