Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hoạt động xuất khẩu năm 2009

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của cả nước ước đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 26,7 tỷ USD, giảm 5,1%, đóng góp 23,5% mức giảm chung của xuất khẩu hàng hoá cả năm; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,9 tỷ USD, giảm 13,5%, đóng góp 76,5%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,2% so với năm 2008.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2009 ước tính đạt 9 tỷ USD, giảm 1,3% so với năm trước; dầu thô 6,2 tỷ USD (giảm 2,4% về lượng và giảm tới 40% về kim ngạch), chiếm tới 68% mức giảm chung của tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm; thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, giảm 6,7%; giày dép đạt 4 tỷ USD, giảm 15,8%; gạo đạt 2,7 tỷ USD (tăng 25,4% về lượng và giảm 8% về kim ngạch); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,6 tỷ USD, giảm 9,9%; cà phê đạt 1,7 tỷ USD (tăng 10,2% về lượng và giảm 19% về kim ngạch); than đá đạt 1,3 tỷ USD (tăng 29,9% về lượng và giảm 4,5% về kim ngạch).

Thị trường xuất khẩu một số hàng hoá chủ yếu năm 2009: Hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ đạt 4,9 tỷ USD, giảm 3% so với năm 2008; tiếp theo là EU đạt 1,7 tỷ USD, giảm 3,1%; Nhật Bản 930 triệu USD, tăng 12%. Thị trường chính của dầu thô vẫn là Ôx-trây-li-a với 1,5 tỷ USD, giảm 55%; Xin-ga-po 1 tỷ USD, giảm 37%; Ma-lai-xi-a 780 triệu USD, giảm 8%; Mỹ 430 triêụ USD, giảm 57%; Trung Quốc 420 triệu USD, giảm 30%. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang các đối tác chính trong năm 2009 đều giảm, trong đó EU đạt 1,1 tỷ USD, giảm 5,7 %; Mỹ 710 triệu USD, giảm 3,9%; Nhật Bản 760 triệu USD, giảm 8,4%. Sản phẩm giày, dép xuất khẩu sang EU năm 2009 ước tính đạt 1,9 tỷ USD, giảm 23,2%; Mỹ 1 tỷ USD, giảm 2%; Nhật Bản 120 triệu USD, giảm 10,5%.

Trong năm 2009, 7 thị trường xuất khẩu chính của hàng hoá của nước ta đã chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, gồm: Thị trường Mỹ ước tính đạt 11,2 tỷ USD, giảm 5,5% so với năm 2008; EU 9,3 tỷ USD, giảm 14,4%; ASEAN 8,5 tỷ USD, giảm 16,4%; Nhật Bản 6,2 tỷ USD, giảm 27,7%; Trung Quốc 4,8 tỷ USD, tăng 4,9%; Hàn Quốc 2,5 tỷ USD, tăng 15%; Ôx-trây-li-a 2,2 tỷ USD, giảm 48% (chủ yếu do giá dầu thô giảm). Đáng chú ý là thị trường châu Phi tuy kim ngạch ước tính mới đạt 1,1 tỷ USD nhưng đã phát triển nhanh, gấp 8 lần năm 2008.

Trong những tháng cuối năm xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực hứa hẹn khả năng bứt phá và tăng tốc của xuất khẩu nước ta trong năm 2010. Đó là:

+ Nhu cầu mua vào trên thế giới bắt đầu tăng mạnh trở lại cùng với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.

+ Giá nhiều mặt hàng tăng cao trở lại như cao su, gạo, dầu thô, than đá, nhân điều…

+ Lợi thế cạnh tranh của hàng Việt Nam đó là: lợi thế về giá nhân công, về các chính sách hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu của Chính phủ; sự ổn định về chính trị, xã hội.

+ Tiến độ giải ngân vốn FDI đang phục hồi mạnh trở lại, trong đó bao gồm cả những dự án sản xuất hàng xuất khẩu.

Với những thuận lợi này, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cho năm 2010 là trên 6%, tương đương kim ngạch gần 63 tỷ USD như Quốc hội đã đề ra là có thể thực hiện được.

Thống kê sơ bộ kết quả xuất khẩu năm 2009

Tên hàngĐvtNăm 2009So năm 2008
Lư­­ợngTrị giá (USD)% lư­ợng% trị giá
TổngUSD 57.022.900 -9,03
Hải sảnUSD 4.427.563 -1,83
Hàng rau quảUSD 419.014 2,94
Hạt điềuTấn181.528856.0319,79-6,04
Cà phêTấn1.083.9681.587.1732,31-24,82
ChèTấn141.459187.30035,4227,47
Hạt tiêuTấn139.950361.54855,0716,19
GạoTấn6.197.9602.789.63730,71-3,62
Sắn và các sản phẩm từ sắnTấn3.200.147555.448  
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốcUSD 279.381  
Than đáTấn24.780.8391.304.50128,04-6,02
Dầu thôTấn14.101.9206.576.7832,54-36,50
Xăng dầu các loạiTấn1.635.261807.144  
Quặng và khoáng sản khácTấn2.197.941143.766  
Hóa chấtUSD 82.202  
Sản phẩm hóa chấtUSD 266.783  
Chất dẻo nguyên liệuTấn117.462151.221  
Sản phẩm chất dẻoUSD 788.713 -14,38
Cao suTấn718.6271.181.9419,16-26,29
Sản phẩm từ cao suUSD 14.970  
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dùUSD 719.126 -13,67
Sản phẩm mây tre, cói, thảmUSD 180.223 -20,12
Gỗ và SP gỗUSD 2.536.030 -10,36
Giấy và các sản phẩm giấyUSD 273.470  
Hàng dệt mayUSD 9.108.359 -0,13
Giầy dépUSD 3.857.198 -19,10
Sản phẩm gốm sứUSD 258.322 -24,90
Thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinhUSD 277.757  
Đá quý và kim loại quýUSD 2.732.287 244,34
Sắt thép các loạiTấn426.953349.537  
Sản phẩm từ sắt thépUSD 590.182  
Linh kiện điện tử và vi tínhUSD 2.820.229 6,89
Máy móc, thiết bị, dụng cụ khácUSD 1.920.141  
Dây điện và dây cáp điệnUSD 872.515 -12,86
Ph­ương tiện vận tải và phụ tùngUSD 923.210  
Tàu thuyền các loạiChiếc 300.682  
Phụ tùng ô tôUSD 540.722  
Hàng hóa khácUSD 6.486.177  

(Vinanet)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Xuất khẩu cà phê của Pêru giảm 20% trong năm 2009
  • Xuất khẩu cá tươi của Ma-rốc sang EU bị ngừng lại do quy định mới
  • Châu Phi tăng cường nhập khẩu gạo chất lượng của Thái Lan
  • Xuất khẩu cà phê của Costa Rica giảm trong tháng 12/09
  • Xuất khẩu táo của Mỹ sang Đài Loan giảm
  • Xuất khẩu than tăng mạnh
  • Xuất khẩu thủy sản vào Nga tăng trưởng mạnh
  • Xuất khẩu cá tra hồi phục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo