![]() |
Trung bình mỗi ngày có khoảng 400 tấn nông sản các loại nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai. Ảnh: Đức Thanh |
Điều đáng quan tâm làø, mặc dù hiện có 2 cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đối với nông sản thực phẩm nhập khẩu, nhưng trên thực tế, rất nhiều lô hàng thâm nhập vào thị trường mà không hề qua kiểm soát của cơ quan chức năng.
Theo quy định tại Nghị định 163/2004/NĐ-CP (ngày 7/9/2004) của Chính phủ, trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSTP đối với thực phẩm lưu thông trên thị trường và thực phẩm nhập khẩu thuộc về Bộ Y tế. Công tác kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu thuộc trách nhiệm của Bộ NN&PTNT.
Tuy nhiên, Quyết định 23/2007/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành năm 2007 quy định trình tự thủ tục kiểm tra về VSATTP đối với các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu, trong đó nêu rõ: “Không kiểm tra nhà nước về VSATTP đối với nhóm sản phẩm thực vật có nguồn gốc động thực vật phải kiểm dịch” .
Như vậy, bằng quyết định này, Bộ Y tế đã “gạt” nhóm thực phẩm tươi sống (nhóm hàng đặc biệt quan trọng về yêu cầu ATVSTP) không phải qua khâu kiểm tra.
Ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thuỷ sản (NAFIQAD) thuộc Bộ NN&PTNT cho biết, trên thực tế thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã “làm thay” phần việc của Bộ Y tế, đó là kiểm tra ATVSTP đối với nhóm đối tượng mặt hàng thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế.
Bộ Y tế thì cho rằng, theo Nghị định79/NĐ-CP (ban hành năm 2008), quản lý nhà nước về thực phẩm có nguồn gốc sản xuất trong nước và nhập khẩu đã thành thực phẩm (có thể sử dụng ngay) bao gồm các loại đồ hộp, rau quả, trái cây... đã chế biến, có thể ăn ngay, thì Bộ Y tế mới quản, còn lại thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.
“Cách giải thích này không có cơ sở, bởi thực phẩm có thể sử dụng ngay (chẳng hạn như trái cây) nhập khẩu về thì 99% là để ăn, chứ không chế biến, như vậy trách nhiệm thuộc ngành y tế, chứ không thể nói thuộc ngành NN&PTNT”, ông Hào nói.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương nhận định, cho đến nay, Việt Nam chưa có bất kỳ một hàng rào kỹ thuật nào được dựng lên nhằm kiểm soát hàng nông sản thực phẩm nhập khẩu.
Theo ông Phương, đây là biện pháp hết sức cần thiết để quản lý chặt chất lượng ATVSTP vào thị trường. Tuy nhiên, việc này khó thực hiện, bởi các nước xuất khẩu cũng sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa thương mại bằng các hình thức tương tự đối với các mặt hàng nông sản thực phẩm Việt Nam xuất khẩu vào nước họ. Trong khi có tới 80% hàng nông sản Việt Nam sản xuất để xuất khẩu.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, việc lập hàng rào kỹ thuật sẽ được triển khai theo đúng thông lệ quốc tế, theo đó cần có thời gian để đối tác tiếp nhận và phản hồi thông tin.
Trong thời gian chờ Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm chính thức có hiệu lực, thì điều cần làm ngay là phải ban hành một thông tư liên tịch giữa các Bộ NN&PTNT, Công thương và Y tế để thống nhất quản lý.
(Theo Viễn Nguyệt // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com