![]() |
Sẽ có nhiều quy định cần thiết để thực hiện giao dịch điện tử khi tiến hành thủ tục hải quan |
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 222/2009/TT-BTC hướng dẫn mở rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử (HQĐT). Thông tư này là cơ sở pháp lý cho việc triển khai mở rộng thủ tục HQĐT, vừa có tính ổn định và kế thừa những kết quả thực hiện theo Quyết định 52/2007/QĐ-BTC vừa được bổ sung thêm nhiều quy định mới phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Thông tư gồm 8 Chương 75 Điều và 2 Phụ lục đề cập các vấn đề về Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa XK, NK theo hợp đồng mua bán; hàng hóa gia công XK, NK; hàng hóa là nguyên liệu vật tư sản xuất, XK; hàng hóa đưa vào, đưa ra DN chế xuất; hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan; và một số loại hình khác. Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định về việc tổ chức thực hiện; một số chỉ tiêu thông tin liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK thương mại và các mẫu chứng từ in đối với từng loại hình, từng chế độ kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Ngoài việc kế thừa những nội dung có tính khả thi, phát huy hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử của Quyết định 52/2007/QĐ-BTC, Thông tư đã bổ sung một số nội dung. Cụ thể, sửa đổi những quy định cứng về tổ chức bộ máy để tạo tính linh hoạt cho các Cục Hải quan địa phương trong việc bố trí tổ chức bộ máy để thực hiện quy trình thủ tục HQĐT theo định hướng mở rộng.
Một trong những điểm đáng chú ý là việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa tối đa không quá 150 ngày. Theo đó, trong trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan phải yêu cầu người khai hải quan cung cấp thêm các chứng từ để chứng minh, hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước XK xác nhận. Việc kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa phải được hoàn thành trong vòng 150 ngày, kể từ ngày người khai hải quan nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trong quá trình kiểm tra tra xác định lượng hàng hóa đối với mặt hàng thông thường, cơ quan hải quan ưu tiên sử dụng phương tiện thiết bị để thực hiện kiểm tra về lượng hàng. Nếu có dấu hiệu vi phạm về số lượng, trọng lượng hàng hóa thì hải quan trực tiếp kiểm tra hàng hóa để xác định chính xác. Đối với những mặt hàng mà phương tiện thiết bị của cơ quan hải quan hoặc trực tiếp công chức hải quan kiểm tra hàng hóa không xác định được lượng hàng, hoặc cơ sở xác định việc kiểm tra không thể thực hiện bằng phương tiện thiết bị của hải quan, hoặc kiểm tra trực tiếp của công chức hải quan thì cơ quan hải quan căn cứ vào kết quả giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định để xác định. Đối với hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, cơ quan hải quan căn cứ giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hoặc giấy thông báo lô hàng miễn kiểm tra hoặc thông báo kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kết quả kiểm dịch đủ điều NK để làm thủ tục hải quan.
Ngoài ra, Thông tư cũng bổ sung thêm nhiều điểm mới, bao gồm: Các quy định để hài hòa giữa thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống liên quan đến khái niệm, định nghĩa, nguyên tắc trình tự thực hiện thủ tục thông quan, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro. Các quy định về giải quyết thủ tục khi hệ thống CNTT của cơ quan hải quan hoặc DN có sự cố về đường truyền hoặc toàn bộ hệ thống. Quy định về tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để đơn giản hóa thủ tục thông quan, như: kiểm tra trị giá hải quan; xác nhận thông quan; thanh khoản đối với các loại hình gia công, sản xuất hàng XK, chế xuất... Quy định về chuyển đổi DN từ thủ tục hải quan truyền thống sang điện tử đối với những loại hình cần có sự theo dõi liên tục, chuyển từ chi cục hải quan này sang chi cục khác.
(Theo Thanh Lan // Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com