Dây chuyền sản xuất giấy. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Theo Bộ Công Thương, sáu tháng đầu năm nay, tình hình sản xuất kinh doanh, xuất khẩu của ngành giấy ổn định và tăng trưởng tốt.
Giấy và sản phẩm từ giấy xuất khẩu đạt 196 triệu USD, tăng 49,55 triệu USD so cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng Công ty Giấy Việt Nam ước thực hiện hơn 1.500 tỷ đồng, bằng 51,5% kế hoạch năm. Sản phẩm sản xuất chủ yếu giấy các loại ước đạt trên 120.000 tấn, bằng 43,5% kế hoạch năm; xuất khẩu đạt 21 triệu USD, bằng 59% kế hoạch năm.
Tuy nhiên ngành giấy gặp nhiều khó khăn do giá cả vật tư, nguyên nhiên vật liệu tăng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, đặc biệt là giá bột giấy trên thế giới tăng cao, gấp gần hai lần so với cùng kỳ năm trước nên ngành giấy phải tăng giá bán. Sự cạnh tranh trong ngành tăng cao do có thêm nhiều doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy với quy mô lớn trên thị trường.
Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam cho biết, ngành giấy đang tích cực thực hiện kế hoạch kế hoạch trồng rừng mới cung cấp nguyên liệu cho ngành, triển khai chăm sóc bảo vệ rừng và các biện pháp phòng chống cháy rừng tại các công ty lâm nghiệp và các công ty nguyên liệu giấy.
Tuy nhiên việc xâm lấn, tranh chấp đất đai của người dân địa phương với các công ty lâm nghiệp cũng làm giảm hàng nghìn hécta đất rừng và rừng đã trồng, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện kế hoạch trồng và bảo vệ rừng nguyên liệu giấy.
Riêng Tổng Công ty giấy sáu tháng đầu năm trồng mới được 4.500ha, bằng 100% kế hoạch năm./.
Thành tích xuất khẩu của Việt Nam lẽ ra sẽ còn cao và hiệu quả hơn nữa nếu quản lý nhà nước khắc phục được những hạn chế về cơ sở hạ tầng, tệ tham nhũng, tính khó tiên liệu của chính sách, và tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá.
Do nguồn cung khan hiếm, giá tôm nguyên liệu trong nước gần 5 tháng qua luôn ở mức cao nhưng phần lớn các doanh nghiệp chế biến vẫn phải mua để trả nợ các hợp đồng đã ký và chịu lỗ bình quân 10.000 đồng/kg tôm.
Xuất khẩu gạo của Thái Lan từ đầu năm đến nay đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái do giá cao. Việt Nam đang vượt xa Thái Lan về khối lượng xuất khẩu gạo, nhưng giá gạo Việt Nam tiếp tục trên đà giảm do nguồn cung tăng.
Xuất khẩu cao su trong 4 tháng đầu năm đã suy giảm mạnh cả về khối lượng và giá bán, kim ngạch giảm tới 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất săm lốp đã phải chi tới 243 triệu USD để nhập khẩu cao su nguyên liệu, khiến thặng dư thương mại của ngành cao su còn chưa tới 370 triệu USD.
Theo VFA, đến thời điểm này số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký tăng 20%, góp phần vào việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong quý 3 với dự kiến khoảng 1,6-1,8 triệu tấn.
Kim ngạch xuất khẩu bình quân trong 6 tháng đầu năm nay ước đạt 5,35 tỉ USD/tháng, cao nhất từ trước tới nay, cao hơn 0,23 tỉ USD so mức bình quân 6 tháng đầu năm 2008 - năm có đột biến về thị trường và giá hàng hoá thế giới.
Từ đầu năm 2011, theo cam kết WTO, doanh nghiệp nước ngoài chính thức được phép kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam. Liệu thế độc quyền của hai đơn vị Vinafood I và Vinafood II đang chiếm giữ 70% thị phần xuất khẩu có bị xoá bỏ?
Bộ công Thương cho biết, xuất khẩu tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tích cực, xuất khẩu tháng 4 tăng 24,9%, tháng 5 tăng 42,3% và tháng 6 ước tăng 24,7% so với cùng kỳ 2009. Sáu tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 53% kế hoạch năm.
Tình trạng trái cây “tới mùa, rớt giá” cứ lặp đi lặp lại nhiều năm qua khiến nhà vườn mất ăn mất ngủ. Năm nay, thời điểm đầu vụ giá trái cây cao chót vót nhưng mấy ngày nay bắt đầu sụt giảm liên tục.