Năm 2009, cho vay và đầu tư là hai điểm nổi bật nhất trong nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, trong năm 2010 này, xu hướng đó đã chuyển dịch sang xuất khẩu và lạm phát.
Trong đó, sự phục hồi nhanh chóng của các ngành xuất khẩu khiến không ít người đặt ra câu hỏi, liệu đó có trở thành con dao hai lưỡi đối với nền kinh tế nước này hay không? Có thể nói, năm 2010 chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục kỳ vọng và xuất khẩu, tuy nhiên có đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ như năm 2009 hay không lại là một điều nghi vấn, một con dao hai lưỡi vô cùng nguy hiểm, bên cạnh đó những ảnh hưởng mặt trái của nó đến nền kinh tế cũng không thể xem nhẹ. Sự phục hồi của xuất khẩu sẽ làm mất cân bằng trong thu chi của nền kinh tế nước này. Ngoài ra, chúng ta biết rằng, sự mất cân bằng thu chi quốc tế vẫn là rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc trong suốt những năm qua.
Mặc dù năm 2009 là năm đánh dấu sự suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng giảm 16%, tuy nhiên kể từ tháng 9 năm ngoái trở lại đây, xuất khẩu đã lấy lại được vị thế của mình. Tháng 12 năm 2009, lần đầu tiên xuất khẩu đạt mức tăng trưởng 17,7%.
Một tín hiệu rõ rằng là, những tháng gần đây, tỷ lệ nhập khẩu đã vượt qua xuất khẩu. Ví dụ, tháng 11 năm 2009, nhập khẩu tăng trưởng âm, đến tháng 12 nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao nhất trong lịch sử với 55,9%. Đối với nền kinh tế Trung Quốc, nhập khẩu là bước đi đầu của xuất khẩu. Chính vì thế, song song với nhập khẩu tăng trưởng thì xuất khẩu cũng đang hồi sinh ngoạn mục.
Nhìn một cách tổng thể, mặc dù kinh tế thế giới phục hồi bất định, song xuất khẩu của Trung Quốc vẫn có chiều hướng tăng mạnh. Một minh chứng rõ nét đó là việc Trung Quốc vượt qua Đức để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới trong năm qua. Hiện kim ngạch xuất khẩu của nước này chiếm 10% của toàn thế giới.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu quá nóng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ cho các doanh nghiệp nước này. Một mặt điều này tạo điều kiện để giải phóng một lượng không nhỏ tín dụng. Mặt khác, sự phục hồi của ngành gia công mậu dịch cũng đồng nghĩa với việc xuất siêu gia tăng, khiến ngoại hối tăng gây ảnh hưởng cho đồng NDT. Cả hai điều trên đều đẩy nguy cơ lạm phát của nước này lên cao, bên cạnh đó còn chưa kể đến nguy cơ bong bóng bất động sản.
Chính vì thế, đối với Trung Quốc hiện nay, cần phải hạ nhiệt xuất khẩu. Ngoài việc xem xét điều chỉnh các vấn đề thuế xuất khẩu, bên cạnh đó Trung Quốc cũng nên có biện pháp hữu hiệu khống chế đối với gia công mậu dịch.
(Trang tin VN&QT)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com