Người Ba Lan rất hay đề cập đến lịch sử. Vì thế, khi làm quen cũng như khi trao đổi, đàm phán hợp đồng, bạn nên chú ý là nếu hiểu biết cặn kẽ lịch sử Ba Lan sẽ được đánh giá rất cao. Nhưng nếu không biết hoặc không chắc chắn thì chỉ nên lắng nghe, lại càng không nên bình luận gì.
*Chào hỏi, làm quen
Khi xưng hô không được dùng tên họ của người Ba Lan vì người Ba Lan coi việc gọi bằng tên họ là bị hạ thấp, thể hiện sự cách biệt về xã hội và thậm chí cả khiêu khích. Đồng cấp với nhau chỉ được gọi Pan (ông) hay Pani (bà) và tên gọi. Nhưng không được quên gọi cùng với các chức vụ, tước vị của họ, tốt nhất là “làm tròn lên phía trên” chức vụ, cấp bậc hiện tại của họ.
Bạn nên đặc biệt thận trọng khi đề cập đến quan hệ giữa Ba Lan và Đức vì đây là chuyện rất nhạy cảm đối với người Ba Lan. Đối với các vấn đề thời sự liên quan đến Ba Lan cũng vậy.
Lịch sự và thể hiện sự tôn trọng là những điều luôn được người Ba Lan để ý đến. Bạn có thể hôn tay phụ nữ Ba Lan khi đón tiếp và tiễn. Đối với nam giới thì chỉ cần bắt tay nhau là đủ.
*Mời
Giấy mời viết được sử dụng cho các dịp gặp gỡ chính thức, còn nếu cuộc gặp mang tính chất cá nhân thì chỉ cần mời trực tiếp hoặc qua điện thoại. Địa điểm cho những cuộc gặp gỡ đầu tiên không nhất thiết cứ phải sang trọng và đắt tiền mà chỉ cần tiện lợi, yên tĩnh và lịch sự. Thường là người mời đặt bàn riêng, ở góc tĩnh lặng, cách xa cửa ra vào. Vị khách được dành cho chỗ ngồi có thể quan sát được cả nhà hàng. Tuyệt đối không được để vị khách ngồi đối diện với bức tường.
*Quà tặng
Bạn không nên quên tặng hoa cho phụ nữ. Sau khi đến dự tiệc ở nhà riêng, không phải làm ngay nhưng cũng không nên để lâu quá, bạn nên gửi tới bà chủ nhà một bó hoa kèm bưu thiếp để nói lời cám ơn. Quà tặng được người Ba Lan đánh giá cao nếu như chúng có liên quan tới lịch sử và văn hóa đất nước bạn.
*Đàm phán
Đàm phán với người Ba Lan không đơn giản và dễ dàng, thường bắt đầu về những chủ đề chung chung, sau đó mới đi vào chủ đề, nội dung chính. Bạn nên nhớ phải xưng hô cho đúng, với đầy đủ chức vụ và tước hiệu của người Ba Lan. Đối tác Ba Lan thường không thích bạn kiên quyết yêu cầu ghi nhận kết quả đàm phán bằng văn bản, coi sự đồng thuận trên cơ sở tin cậy lẫn nhau quan trọng hơn cả các hình thức đảm bảo bằng văn bản pháp lý.
Đối với người Ba Lan, hợp đồng được đàm phán và thỏa thuận chỉ là được coi là sự khởi đầu của mối quan hệ hợp tác, cho nên trong quá trình làm việc có những đề nghị thay đổi, bổ sung hợp đồng là chuyện thường. Bạn không được coi đó là “vi phạm hợp đồng”.
*Phê phán
Bạn nên rất thận trọng với mọi nhận xét mang tính phê phán về đất nước và con người Ba Lan. Nếu muốn phê trách gì thì chỉ nên có mức độ và phải có lập luận thuyết phục. Người nước ngoài đã sống nhiều năm ở Ba Lan hay nhiều lần tới Ba Lan thường được nể trọng, được tham khảo ý kiến và được dành thiện cảm.
*Ngôn ngữ
Tiếng Ba Lan là ngôn ngữ rất khó học. Vì thế người Ba Lan đánh giá rất cao những ai có thể nói và hiểu được ngôn ngữ của họ. Thậm chí nếu bạn thể hiện là có ý muốn và quyết tâm cũng như đã rất cố gắng để học tiếng Ba Lan cũng đã đủ để được người Ba Lan cho điểm cao. Chỉ thế hệ doanh nhân trẻ ở Ba Lan thông thạo tiếng Anh. Vì thế, bạn nên chuẩn bị chu đáo từ trước về ngôn ngữ khi làm việc với người Ba Lan.
*Trang phục và phong cách
Người Ba Lan rất để ý đến trang phục và phong cách của đối tác. Trừ khi được mời về nhà riêng với mục đích cụ thể là “dự bữa tiệc thịt nướng”, còn trong tất cả các dịp khác, từ đàm phán đến tiệc, bạn nên ăn vận lịch sự và sang trọng.
Khi nói chuyện hay trao đổi công việc với người Ba Lan, bạn không nên tỏ ra quá thân thiện và hồ hởi, người Ba Lan sẽ coi đó là tự cao tự đại, ngạo mạn. Bạn phải chú ý giữ khoảng cách, kiềm chế trong phát ngôn, luôn tạo ấn tượng lắng nghe đối tác nói. Có thiện cảm hay không là nhân tố quan trọng nhất trong quyết định của người Ba Lan có hợp tác với bạn hay không.
*Thời gian
Thời gian là khái niệm co giãn đối với người Ba Lan. Để làm ăn được với người Ba Lan, bạn cần dự trù nhiều thời gian. Chuyện làm ngoài giờ đối với người Ba Lan là bình thường. Vì thế, người Ba Lan sẽ thấy khó chịu khi bị nhắc nhở về thời gian hoặc khi thấy bạn thường xuyên liếc nhìn đồng hồ. Người Ba Lan coi trọng hẹn đúng giờ, chấp nhận khách đến muộn, nhưng khi đó vị khách nên có lý do xác đáng, chẳng hạn như tắc đường, cấm đường…
*Thể thao
Tennis và golf, sau đó là cưỡi ngựa và câu cá là những môn thể thao mà giới doanh nhân Ba Lan rất coi trọng, mùa đông cùng tắm hơi nóng và vào quán rượu. Nếu bạn cũng biết chơi những môn thể thao này và cùng làm việc đó thì chắc chắn công chuyện làm ăn của bạn với người Ba Lan dễ dàng hơn nhiều.
Trạng thái xuất siêu trong tháng 7 đã không thể kéo dài thêm. Trong nửa đầu tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam lại ghi nhận mức thâm hụt xấp xỉ 256 triệu USD, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan.
Ghi lại ý kiến của ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Văn phòng TPHCM của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro), về cách thức làm ăn với người Nhật và thâm nhập thị trường Nhật tại hội thảo “Hội nhập kinh tế thế giới”, do Công ty Điện tử Minh Trân tổ chức tuần qua.
Hiện số lượng các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hồi giáo còn quá ít, do các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển các sản phẩm đáp ứng yêu cầu.
Trung Quốc vẫn là một thị trường trọng điểm hàng đầu và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng lớn như vậy, DN VN sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những mặt hàng chủ lực. Song, thị trường này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sau thảm hoạ động đất và sóng thần tháng 3-2011, nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản bị sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng dự báo sẽ tăng mạnh đối với một số hàng hoá trong thời gian khoảng một năm sau đó.
Việc thông quan hàng hoá nhập khẩu thông thường diễn ra trong vòng 24 giờ đối với hàng vận tải đường không và từ 2-3 ngày đối với hàng vận tải đường biển, tuỳ thuộc vào cảng nhập cảnh. Tất cả chứng từ liên quan phải được nộp cho bộ phận ‘Customs and Excise’, trực thuộc Tổng cục thuế Nam Phi (South African Revenue Service) tại cảng đến trước khi hàng hoá được thông quan.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ả rập Xê út đạt 28 triệu USD và nhập khẩu từ thị trường này đạt 65 triệu USD (năm 2008, kim ngạch thương mại 2 nước đạt 291 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 118 triệu USD và nhập khẩu 173 triệu USD).
Các bộ comple ba mảnh đặc trưng cho những nhân viên cấp cao, ngược lại những bộ comple hai mảnh dành cho những nhân viên văn phòng bình thường. Màu sắc trên cờ của Brazil là màu vàng và màu xanh. Tránh mặc những trang phục kết hợp giữa hai màu này.
Mặc dù kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Nhật Bản nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhu cầu chơi hoa của người dân nước này vẫn không ngừng tăng lên. Điều này được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu hoa vào thị trường này trong những tháng đầu năm nay.
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng nội thất lớn nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thâm nhập sâu được vào thị trường này.
Với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Thương mại Campuchia và Ủy ban nhân dân TP.HCM, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) sẽ tổ chức Chương trình triển lãm bán hàng tại Campuchia. Năm 2009, dự kiến sẽ có 3 kỳ triển lãm bán hàng (Roadshow) tại Kampot (tháng 6), Sinanouk Ville (Tháng 10) và Siemriep (Tháng 11).
Khi kinh doanh tại các thành phố lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt cùng nhu cầu tiêu dùng giảm, các đại gia điện máy đã mở cuộc "tiến quân" về tỉnh lẻ để “chiều” người dân ở quê.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Tiểu thương tại đây hàng năm đều cam kết về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, không bán hàng lậu và hàng nhái. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng điều này rất khó khả thi.
Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).
Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ.
Thành tích xuất khẩu của Việt Nam lẽ ra sẽ còn cao và hiệu quả hơn nữa nếu quản lý nhà nước khắc phục được những hạn chế về cơ sở hạ tầng, tệ tham nhũng, tính khó tiên liệu của chính sách, và tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Giá cá trên thị trường toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng lớn đối với những loại hải sản cao cấp như cá ngừ và hàu, trong khi sản lượng đánh bắt có chiều hướng giảm sút.
Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá bán lẻ ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất. Dù không như đồn đoán ban đầu các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường Việt Nam, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của Big C, Metro, Lotte... vừa qua cho thấy sức ép cạnh tranh đang nóng lên từng ngày.
Lại tương tự giá thuốc, giá thực phẩm chức năng cũng đang “nhảy múa thoải mái” khi giá mua vào với giá bán ra chênh nhau tới cả chục lần! Thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng các quy định về quản lý thực phẩm chức năng đang tỏ ra quá lạc hậu. Phần quản lý giá của mặt hàng này đang bị thả nổi hoàn toàn.
Tháng 4, nhập khẩu đạt con số 6,95 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng qua lên hơn 24,8 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu 4 tháng là 20,1 tỷ USD, như vậy, nhập siêu những tháng đầu năm đã lên khoảng 4,7 tỷ USD, tương đương với hơn 23% kim ngạch xuất khẩu. Với cách làm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% trong năm nay là rất khó.
Mark Zimmeran – cựu cố vấn Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với người Nhật như thế nào” của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật”.
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 ước đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ 2009. Kim ngạch nhập khẩu 3 tháng ước đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu cần nhập khẩu tăng 35,3%; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu dự báo tăng khoảng 60,2% và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi của kinh tế trong nước sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng, đặc biệt việc thực hiện giải ngân vốn FDI được dự báo tăng cao sẽ khiến nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất cũng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 74,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009.
Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) về nguyên tắc có hiệu lực từ 01/01/2010, có lộ trình cắt giảm tới gần 7.000 dòng thuế. Indonesia đã yêu cầu đàm phán lại với TQ về việc hoãn thực thi ACFTA. Việt Nam hầu như vẫn chưa có một bộ hàng rào kỹ thuật đầy đủ cho các ngành sản xuất trong nước. Mối lo nhập siêu gia tăng từ TQ và mối lo nhiều Doanh nghiệp VN mất thị trường nội địa là có cơ sở....
Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu năm 2009 ước tính lên tới 12,246 tỷ USD, con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong quá trình tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu với những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo mà thị trường đặt ra, thì Việt Nam còn nhiều việc phải làm...
Xuất khẩu khoảng 25% tổng sản lượng gạo hàng năm, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tụt dốc quá xa so với của Thái Lan trong thời gian qua, và những người nông dân vẫn không được hưởng lợi tương ứng với công sức của mình bỏ ra,....