Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đến năm 2010

Dự kiến, năm 2008 xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính đạt kim ngạch 2,7 tỉ USD, tăng 25,3% so với năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỉ USD, tăng bình quân 32,6%/năm giai đoạn 2008-2010.
 
Theo đánh giá, đây là mặt hàng có nhiều khả năng tạo ra sự tăng trưởng đột biến trong thời gian tới và rất có thể với những định hướng phát triển phù hợp thì đây sẽ là mặt hàng tạo kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam vì những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, trong những năm gần đây, làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện, điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam đã tăng rất mạnh với nhiều dự án đầu tư rất lớn như dự án đầu tư sản xuất máy in của Tập đoàn Canon, dự án đầu tư sản xuất chip điện tử của Tập đoàn Intel (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Nidec, Nhật Bản sản xuất đầu đọc quang học và mô tơ siêu nhỏ (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) sản xuất linh kiện điện tử (1 tỉ USD), Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) sản xuất linh kiện điện tử tại Bắc Ninh (650 triệu USD) và nhiều dự án đầu tư khác của các công ty vệ tinh của các tập đoàn lớn đã có hoạt động tại Việt Nam.
Thứ hai, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc, tuy nhiên, lợi thế về nhân công đã và đang có sự dịch chuyển từ Malaysia và Thái Lan sang Việt Nam. Trong khi đó tại các nước như Trung Quốc, Malaysia… giá thuê đất, giá nhân công tăng vì vậy, Việt Nam trở nên có lợi thế. Riêng đối với Trung Quốc, bên cạnh lợi thế của Việt Nam về giá nhân công thì sự phát triển kinh tế được coi là quá nóng của nước này cũng đang tạo ra sự chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn điện tử lớn của thế giới sang Việt Nam.
Thứ ba, về nhu cầu của thị trường thế giới đối với mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính có thể coi là khổng lồ và đầy tiềm năng. Năm 2007, nhập khẩu các mặt hàng điện tử của thế giới đạt mức 500 tỉ USD và tăng khá đều đặn khoảng 10%/năm trong 5 năm qua.
Về thị trường xuất khẩu, hiện nay ta đang xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu sang các nước ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ. Trong thời gian tới có thể nhắm tới Trung Quốc, Hồng Kông, EU (nhất là Đức) và đặc biệt là các nước thành viên mới của EU như Hungary, Ba Lan, cộng hoà Séc và Slovakia.
 

(Theo Vinanet)

  • Xuất khẩu năm 2009: Lấy công nghiệp chế biến làm mũi nhọn
  • Lạm phát 2009 sẽ bằng một nửa 2008
  • 136.000 tỷ đồng cho sản xuất thiết bị điện giai đoạn 2011-2015
  • Đến năm 2020, ngành kinh tế biển sẽ đóng góp hơn 50% GDP
  • Nông nghiệp năm 2009: Khó khăn lớn nhất là thị trường
  • Tăng sức đề kháng cho thị trường hàng hóa năm 2009
  • Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đến năm 2010
  • Năm 2009, thị trường sẽ dần ổn định
  • Công nghiệp năm 2009 có thể còn đi xuống
  • Ảm đạm thị trường xuất khẩu lao động 2009
  • Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Năm 2009, phấn đấu thu hút 800 triệu USD vốn FDI, 3500 tỷ đồng vốn trong nước
  • Năm 2009: Đầu tư xây dựng sẽ giảm 30%
  • Năm 2009, dự kiến đưa 90.000 lao động sang làm việc tại nước ngoài
  • Lương thực sẽ tiếp tục khan hiếm trong năm 2009
  • Đầu tư cho khoa học công nghệ đạt 1,5% GDP vào năm 2010