Tại hội nghị Đầu tư quốc tế tại Việt Nam do Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tổ chức chiều (11/11) tại TPHCM, một số diễn giả cho rằng Việt Nam đã được chuẩn bị tương đối tốt để vượt qua giai đoạn đầy khó khăn và thách thức sắp tới. Lạm phát có thể xuống một con số vào cuối năm 2009 thay vì ở mức 12%-14% như dự báo trước đây.
Thứ trưởng Bộ Công Thương thừa nhận, kinh tế thế giới đang bất ổn sẽ ảnh hưởng đến nền sản xuất phục vụ xuất khẩu của Việt Nam. Việc Mỹ đang chiếm khoảng 26% thị trường xuất khẩu Việt Nam và dân Mỹ đang có khuynh hướng giảm bớt chi tiêu, sức cầu dự báo còn giảm trong vòng 6-9 tháng nữa sẽ khiến nhiều doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu Việt Nam lao đao trong ngắn hạn.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư cũng cho rằng, bước sang năm 2009, Việt Nam có thể tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế Mỹ và giá dầu biến động khó lường.
Chủ tịch Hiệp hội Thương mại châu Âu Alain Cany đánh giá Việt Nam đã vượt qua tình trạng khó khăn tạm thời trong quý 3/2008. Tuy nhiên, ông Alian Canya cũng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP chỉ đạt khoảng 6%, giải ngân vốn FDI có thể bị chậm lại do các quỹ đầu tư giảm quy mô, áp lực giảm phát, toàn cầu cắt giảm chi tiêu sẽ ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu Việt Nam… nếu kinh tế toàn cầu tiếp tục đi xuống kéo dài. Ông đưa ra hai “kịch bản” lạm phát năm 2009. Theo đó, kịch bản đầu tiên là nếu USD tăng giá sẽ làm tăng nguy cơ lạm phát cao, vì đồng tiền Việt Nam giảm giá trị làm tăng mức nhập siêu. Để hỗ trợ thị trường tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giảm lãi suất cơ bản, điều đó có thể dẫn tới việc nới lỏng các khoản cho vay, dẫn đến đẩy lạm phát tiếp tục tăng cao. Ở kịch bản 2, ông cho rằng nếu tốc độ tăng trưởng GDP các nước như Trung Quốc, Mỹ và châu Âu thấp sẽ làm sụt giảm nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng chủ yếu, làm giảm giá hàng loạt hàng hóa. Lúc đó, giá các loại hàng cơ bản như: lương thực, xi măng, sắt thép... sẽ ở mức thấp. “Trong điều kiện đó, lạm phát Việt Nam có thể xuống một con số vào cuối năm 2009, thay vì ở mức 12% - 14% như dự báo trước đây” – ông Alain Cany khẳng định.
Với “ kịch bản”, lạm phát giảm sẽ do giá lương thực và các loại hàng hóa thiết yếu giảm, nhu cầu các mặt hàng chủ yếu trên toàn thế giới sụt giảm và lạm phát Việt Nam có thể xuống dưới 10% vào cuối 2009.
Một số thống kê cho thấy, 9 tháng đầu năm 2008, mức tăng trưởng lợi nhuận ròng khu vực tài chính của Việt Nam đã nằm ở mức -33,1%, còn mức tăng trưởng lợi nhuận trên một cổ phiếu ở mức -67%, chỉ số P/E trong 12 tháng qua ở mức 9,7 lần, chỉ số P/B (giá trị cổ phiếu/giá trị sổ sách) còn 1,6 lần. Chưa kể, chỉ số Vn-Index đã sụt giảm từ 910 điểm vào cuối năm 2007, xuống còn 314 điểm vào giữa tháng 10-2008.
Mặc dù vậy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam bất chấp dòng vốn gần đây có dấu hiệu “chảy ra”. Hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam đang giao dịch với chỉ số P/E là 10,5 lần, chỉ số P/B là 1,8 lần, rất gần với các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh việc khẳng định Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn, nền kinh tế đang có dấu hiệu khởi sắc thì không ít chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước còn đưa ra nhiều khuyến cáo về những khó khăn nước ta sẽ phải đương đầu trong thời gian tới.
Trong ngắn hạn, nền kinh tế Việt Nam có xuất hiện những yếu tố khó khăn nhưng nhìn vào những tiềm năng nội tại, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn kỳ vọng tích cực về kinh tế Việt Nam ở tầm trung và dài hạn.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT cho hay, dù tình hình giải ngân vốn FDI đang gặp khó khăn nhưng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI đã đạt hơn 9 tỷ USD, dự kiến vốn FDI năm 2008 sẽ đạt khoảng 60 tỷ USD và vốn thực hiện khoảng 12 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Dự báo nhu cầu thép các loại khoảng 11-12 triệu tấn, trong đó thép xây dựng khoảng 5,5-6,0 triệu tấn; còn lại là thép hình, thép chế tạo, thép dẹt. Trong nước sẽ bố trí sản xuất đủ thép xây dựng khoảng 5 triệu tấn và khoảng 500 ngàn tấn thép dẹt. Dự kiến nhập khẩu khoảng 6,5 triệu tấn thép dẹt, thép chế tạo. Năng lực sản xuất phôi năm 2009 cũng đạt khoảng 3,0 triệu tấn, đáp ứng khoảng 54% nhu cầu (dự báo nhu cầu phôi thép năm 2009 là 5,5 triệu tấn), phải nhập khẩu khoảng 2,8-3 triệu tấn.
Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt khoảng 76,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2008, trong đó kim ngạch của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,6% và kim ngạch của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 19,7%.
Bộ KH-ĐT vừa hoàn thiện báo cáo "Đánh giá giữa kỳ về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010". Theo đánh giá, năm 2009, kinh tế sẽ đi vào ổn định và năm 2010 sẽ tiếp tục lấy lại đà tăng trưởng. Tuy nhiên, trong tất cả mọi dự đoán phát triển kinh tế, lạm phát luôn là yếu tố được cảnh báo đầu tiên và nỗi lo thường trực cho mọi kịch bản phát triển.
Nhiều chuyên gia tham dự cuộc tọa đàm ngày 13/11 với chủ đề "Giải pháp vốn phát triển TTCK và bất động sản 2009" tại TPHCM cho rằng, khó khăn đến với TTCK năm tới chủ yếu là từ sức mua có thể suy giảm mạnh, trong khi cung tiếp tục tăng đều đặn với các kế hoạch niêm yết, phát hành thêm và IPO.
100 nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã đến tham dự hội nghị khách hàng của Tập đoàn VinaCapital diễn ra vào hai ngày 10 và 11/11. Tổng giám đốc VinaCapital Don Lam thở phào: "Tôi sợ người ta không đến, ở nhà để giải quyết những khó khăn từ thị trường nước họ". Số lượng nhà đầu tư tham dự hội nghị khách hàng của một trong những đơn vị quản lý quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam nói trên đã cho thấy mức độ quan tâm của nhà ĐTNN đến TTCK Việt Nam. Chỉ có quan tâm thật sự họ mới đến cập nhật thông tin về thị trường mới nổi như Việt Nam, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới đang diễn ra.
Tại hội nghị Đầu tư quốc tế tại Việt Nam do Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tổ chức chiều (11/11) tại TPHCM, một số diễn giả cho rằng Việt Nam đã được chuẩn bị tương đối tốt để vượt qua giai đoạn đầy khó khăn và thách thức sắp tới. Lạm phát có thể xuống một con số vào cuối năm 2009 thay vì ở mức 12%-14% như dự báo trước đây.
Một nhận định rõ ràng về dòng vốn đầu tư nước ngoài vào VN trong năm 2009 được đưa ra trong Hội nghị "Đầu tư quốc tế tại VN" - diễn ra chiều 11.11 tại TPHCM: VN vẫn là tâm điểm của đầu tư trực tiếp.Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư gián tiếp sẽ giảm sút mạnh.
Chiều 6/11/2008, với 87,63% số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009: GDP tăng khoảng 6,5%; CPI tăng dưới 15%; xuất khẩu tăng 13%; tổng mức đầu tư toàn xã hội tương đương 39,5% GDP (715.000 tỷ đồng), trong đó huy động nguồn vốn trái phiếu chính phủ là 36.000 tỷ đồng (tương đương với mức huy động dự kiến năm 2008).
Theo nhận định của Cục trưởng Cục quản lý nhà Bộ Xây dựng, Ngân hàng nới lỏng tín dụng BĐS là một tín hiệu vui trong bối cảnh cả doanh nghiệp và người dân đang khó khăn về vốn. Nhờ thế, giao dịch BĐS có thể sẽ ấm lên trong thời gian tới. Tuy nhiên, vốn không phải là yếu tố quan trọng nhất.
Với đa số phiếu tán thành (87,36%), chiều 06/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009, cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu chủ yếu do Chính phủ đề xuất, cụ thể: GDP tăng khoảng 6,5%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 39,5%; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI ) tăng dưới 15%.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Quốc Dung cho rằng, thu ngân sách năm 2008 (ước thực hiện) tuy tăng 26,3% so với năm 2007, nhưng có yếu tố do tăng giá và chuyển nguồn thu năm 2007 sang (khoảng 9.080 tỷ đồng). Nếu loại trừ yếu tố lạm phát thì thực chất thu ngân sách năm 2008 và giá trị sử dụng ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ trong đầu tư xây dựng cũng như đời sống của người hưởng lương từ ngân sách không tăng hoặc tăng không đáng kể.
Bộ Công thương cho biết: nhu cầu phân bón cả nước năm 2009 khoảng 1,7 triệu tấn U rê, 2,5 – 3 triệu tấn NPK, 1,7 triệu tấn phân lân, 800.000 tấn phân Kali, 750.000 tấn DAP, 750.000 tấn SA.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Hữu Vạn và ông Jean Guérard, Phó Chủ tịch Hội đồng Vùng Aquitaine (Cộng hoà Pháp) vừa ký biên bản thoả thuận hợp tác giai đoạn II từ năm 2009 – 2012.
Thị trường phân bón thế giới những tháng đầu năm 2008 diễn biến phức tạp, sau khi giảm đồng loạt trên khắp các thị trường vào tháng 1 và 2 do sức mua giảm, giá Urê trên thế giới liên tục tăng mạnh từ tháng 3 cho đến đầu tháng 9 mặc dù vào cuối tháng 8 có giảm mạnh do nhu cầu giảm.