
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Theo báo cáo Theo dõi Kinh tế châu Á tháng 12 (Asia Economic Monitor - AEM) của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), với việc nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với sự suy giảm lớn, khả năng phục hồi kinh tế của khu vực sẽ đứng trước thử thách do xuất khẩu giảm sút và nguồn vốn tư nhân sụt giảm.
Jong-Wha Lee, Giám đốc Văn phòng Hội nhập Kinh tế Khu vực (OREI) của ADB cho rằng, năm 2009 sẽ là một năm khó khăn đối với các nước đang phát triển ở châu Á. Nguyên nhân là bóng đen về tương lai vẫn còn bao phủ, tình trạng suy thoái toàn cầu kéo dài làm cho hệ thống tài chính của khu vực tiếp tục căng thẳng. “Tuy nhiên, điều này có thể vượt qua được nếu các nước cùng đồng lòng đối phó với tình hình này một cách quyết liệt”-Wha Lee nói.
Wha Lee bổ sung, phản ứng nhanh nhạy của các nhà hoạch định chính sách nhằm ngăn chặn nguy cơ đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế sẽ giúp hầu hết các nền kinh tế trong khu vực duy trì được tình hình nếu phát triển với tốc độ chậm hơn. Việc duy trì nhu cầu nội địa để làm động lực tăng trưởng là chìa khoá để giữ nền kinh tế khu vực ở mức độ tương đối ổn định khi môi trường bên ngoài đang suy giảm.
Báo cáo này dự báo, với tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng, tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi ở Đông Á, bao gồm các nước thuộc ASEAN, cộng thêm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc, sẽ giảm từ 6,9% năm 2008 xuống còn 5,7% năm 2009. Trong đó, Trung Quốc, động lực phát triển của khu vực, ước tính giảm nhẹ từ 9,5% năm 2008 xuống 8,2% năm 2009 ngay cả khi Chính phủ của nước này đã thực hiện một số biện pháp nhằm kích thích nhu cầu trong nước để bù đắp vào sự tăng trưởng chậm trong xuất khẩu và đầu tư tư nhân.
Trong khi các nền kinh tế và hệ thống tài chính ở khu vực về cơ bản đang vững vàng và tỏ ra có phản ứng chống lại các tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tốt hơn các khu vực khác trên thế giới, Báo cáo này lưu ý rằng sự suy giảm tín dụng toàn cầu hiện đang lan ra các hệ thống ngân hàng trong nước, vắt kiệt nguồn vốn đầu tư kinh doanh và có thể tràn sang một số nền kinh tế chủ chốt trong khu vực nếu tình hình này không được giải quyết.
Báo cáo cảnh báo, nếu các ngân hàng trong khu vực tránh né các nghiệp vụ rủi ro, chính sách tiền tệ có thể kém hiệu quả hơn trước và các Chính phủ sẽ phải đưa ra những đối sách tài chính tích cực hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước. Đồng thời, báo cáo AEM kiến nghị các nhà hoạch định chính sách đẩy mạnh kiểm soát đối với các thị trường tài chính địa phương và có những chính sách rõ ràng đối với các tổ chức tài chính gặp khó khăn; có những qui định phù hợp đối với thanh khoản ở trong nước cũng như ở nước ngoài để tín dụng tiếp tục chảy vào nền kinh tế; xem xét hàng hoạt các chính sách ngăn chặn các hiệu ứng lan toả của tình hình tài chính đang ngày càng xấu đi và của những rủi ro nảy sinh từ sự tăng trưởng yếu kém trong các hệ thống ngân hàng của khu vực….
Được biết, theo một ghi chép đặc biệt của ADB với tiêu đề “Triển vọng của các thị trường đang phát triển châu Á trong sự suy giảm toàn cầu” cũng vừa được ông bố, Nam Á sẽ đạt được mức tăng trưởng 6,8% trong năm nay và 6,1% vào năm 2009, giảm so với mức tăng trưởng 8,6% của năm 2007.
(Theo HNMO)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com