Bộ trưởng Tài chính Philíppin Rolando Andaya ngày 27/8 cho biết nước này đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,1-6,8% năm 2009.
Phátt biểu với các nghị sĩ Philíppin khi đệ trình Quốc hội thông qua ngân sách 2009, ông Andaya cũng cho biết, Chính phủ Philíppin dự báo lạm phát của nước này sẽ ở mức 6%-8% năm 2009, xuất khẩu tăng trưởng 7% và đồng peso được giao dịch ở mức 42-45 peso/USD. Theo ông Andaya, ngân sách năm 2009 được xây dựng dựa trên cơ sở thu ngân sách 1.393 tỷ peso (30,34 tỷ USD), tăng 11,4% so với mức dự kiến cho năm 2008.
Ông Andaya cho biết những số liệu trên nằm trong số những dự báo mà dựa vào đó chính phủ Philíppin đưa ra ngân sách năm 2009 là 1.415 tỷ peso, tăng 15,4% so với ngân sách năm 2008, chủ yếu do chi phí gia tăng vì các lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ xã hội phải đối mặt với giá lương thực và giá dầu thế giới tăng cao. Ngân sách này được xây dựng trên cơ sở giá dầu thế giới ở mức 115-125 USD/thùng, và dự kiến sẽ vẫn tiếp tục không đạt mục tiêu cân bằng thu chi.
Kinh tế Philíppin tăng trưởng 7,2% năm 2007, mức tăng cao nhất trong nhiều thập niên qua, với xuất khẩu tăng 6,1%.
Liên minh châu Âu (EU) một lần nữa dự đoán về tình hình kinh tế của khu vực với tốc độ tăng trưởng âm vào năm sau.
Theo giới phân tích, tương lai ảm đạm của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu năm 2009 hết sức ảm đạm trong bối cảnh các hãng ô tô lớn của Mỹ đã bắt đầu cho đóng cửa một số nhà máy và sa thải nhân công do kinh tế này tăng trưởng chậm lại và tình trạng suy thoái đang bao trùm hầu khắp các nước phương Tây.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NIESR) Anh quốc hôm 22/10 đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế nước này sẽ giảm 0,9% trong năm 2009, đánh dấu đợt suy thoái kinh tế đầu tiên của quốc gia này kể từ năm 1991.
Mới đây, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã tái khẳng định dự kiến tăng trưởng kinh tế khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribê trong năm 2009 sẽ là 3,2%, gần bằng mức tăng trưởng bình quân của các thị trường đang nổi. IMF cũng cảnh báo khu vực này sẽ phải đối chọi với nhiều nguy cơ rớt giá hàng loạt các mặt hàng nguyên liệu thô.
Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang, tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống chỉ còn 3% trong năm 2009 so với mức ước tính 6,5% của năm 2008.
Khoảng 40% các chương trình xúc tiến thương mại của Matrade năm 2009 sẽ tập trung vào các thị trường châu Á, đặc biệt các các thị trường Đông-Bắc Á và Asean.
Bộ trưởng Bộ Chính sách Công nghiệp Ukraina, Volodymyr Novytskyi, cho biết sản lượng thép của nước này trong năm 2009 sẽ đạt mức tăng trưởng 3-4%.
Theo Liên đoàn công nghiệp Anh (CBI), tổng số người thất nghiệp tại Anh sẽ lên tới 2,12 triệu người vào cuối năm 2009, mức cao nhất kể từ năm 1977 đến nay.
Thị trường đồ điện tử gia dụng (ĐTGD) thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh, bất chấp sự suy thoái của kinh tế toàn cầu. Doanh số tiêu thụ của máy tính cá nhân và điện thoại di động tiếp tục tăng vững. Thậm chí, một số mặt hàng như tivi, máy tính xách tay, điện thoại thông minh… còn chứng kiến tốc độ tăng trưởng vũ bão.
Thu nhập của ngành phần mềm và các dịch vụ liên quan của Ấn Độ tài khoá 2009 (tháng 4/2008 đến tháng 3/2009) dự báo sẽ tăng khoảng 21 – 24% đạt 62 – 64 tỷ USD, mặc dù gặp phải một số trở ngại như chậm phê duyệt những dự án mới, sự bất ổn định kinh tế toàn cầu và một số nguyên nhân khác.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay có thể chưa sớm kết thúc sau khi cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Alan Greenspan dự báo, thị trường nhà đất Mỹ hiện nay phải ít nhất giữa năm sau mới ổn định trở lại.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay và năm sau. Theo đó, năm nay IMF dự báo chỉ tăng 3,9%, giảm so với dự báo 4,1% trước đó. Năm 2009, kinh tế thể giới dự báo tăng 3,7% so với 3,9%.