
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Warren Buffett
(chủ tịch Tập đoàn Berkshire Hathaway)
Bằng cả lời nói và hành động, huyền thoại kinh doanh 68 tuổi đã tỏa sáng thật sự trong năm 2008. Trên CNNMoney.com ngày 2-10-2008, ông nói: “Tôi không lo lắng quá nhiều về quá khứ. Tôi vận hành (việc kinh doanh) dựa trên triết lý là thánh nhân nào cũng có quá khứ, tội đồ nào cũng có tương lai”.
Với niềm tin đó, trong khi những nhà đầu tư khác lao đao thì Buffett vẫn không sợ hãi và tiếp tục đặt cược vào thị trường chứng khoán với những cổ phần lớn ở General Electric và Goldman Sachs. Ông giúp tạo ra niềm tin trong các nhà đầu tư và giải thích cho công chúng đang lo lắng một cách rõ ràng về việc tại sao không cần phải hoảng hốt.
Một lý do nữa để người Mỹ yêu mến Buffett: ông đã cảnh báo trong nhiều năm về mối nguy hiểm của nạn đầu cơ, mức lương quá cao cho các lãnh đạo công ty và việc đầu tư vào những tài sản mà người ta không hề hiểu rõ.
Alan Collinge
(người sáng lập StudentLoanJustice.org)
Năm triệu khoản vay từ các sinh viên hiện không được trả đúng hạn, tương đương với khoản nợ xấu 38 triệu USD và Collinge đã nỗ lực trong nhiều năm để giúp đỡ các sinh viên đại học cũng như những người phải bỏ học giữa chừng vì các khoản nợ đó. Collinge cho biết vấn đề lớn nhất với những sinh viên vay tiền để học là họ không được chủ nợ, các ngân hàng và những quỹ tín dụng đối xử công bằng như với các khách hàng vay tiền để đầu tư, như mua bất động sản chẳng hạn.
Nouriel Roubini
(giáo sư kinh tế học, ĐH New York)
Roubini là một trong những người đầu tiên cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính sẽ tới. Năm 2006, những dự báo của ông về sự tụt dốc của thị trường bất động sản, giá dầu tăng cao và sức mua giảm dẫn tới một cuộc suy thoái trong năm 2007 đã bị nhiều người nghi ngờ. Tuy nhiên, hầu hết dự báo của Roubini chính xác trong năm 2008. Tin mừng là giáo sư của Đại học New York cũng nói rằng nền kinh tế sẽ phục hồi vào cuối năm sau trước khi tăng trưởng trở lại vào năm 2010. Hi vọng rằng lần này dự báo của ông sẽ không trễ một năm như lần trước.
Majora Carter
(người sáng lập Tổ chức Sustainable South Bronx)
Carter thành lập tổ chức phi lợi nhuận của bà bảy năm trước với hai mục tiêu: giải quyết công ăn việc làm cho người thất nghiệp và bảo vệ môi trường. Carter đã khôn khéo kết hợp hai điều tưởng như ít liên quan đó bằng cách đào tạo những công nhân “cổ cồn xanh” khôi phục những khu đất bỏ hoang phế và ô nhiễm thành các khu nông trại xanh ngay trong lòng thành phố. Mục tiêu của Carter là “chứng minh rằng không phải chỉ những người giàu mới biết quan tâm tới bảo vệ môi trường”.
Bruce Marks
(tổng giám đốc Tập đoàn Neighborhood Assistance Corp. of America - NCAA)
NCAA là công ty môi giới tài sản thế chấp phi lợi nhuận duy nhất ở Mỹ. Trong năm 2008, Marks và các đồng nghiệp đã giúp khoảng 20.000 người Mỹ cơ cấu lại những tài sản thế chấp của họ. Khủng hoảng tài chính và suy thoái trên thị trường bất động sản đã khiến những người mua nhà gặp khó khăn trầm trọng. Khi đó họ đến với Marks. Trong một sự kiện kéo dài năm ngày tổ chức mùa hè năm nay ở Washington, công ty của Marks đã giúp hàng ngàn người mua nhà tái cơ cấu lại các khoản nợ với những ngân hàng lãi suất từ 5% mỗi năm trở xuống. Hiện đã có 40 văn phòng trên toàn nước Mỹ, NCAA hi vọng sẽ mở thêm 20 chi nhánh nữa vào năm 2009.
Những con số không
Alan Greenspan
(cựu giám đốc Cục Dự trữ liên bang - FED)
Hiệu ứng bong bóng xà phòng là thảm họa với nền kinh tế. Thế nhưng có vẻ như nhà kinh tế học hàng đầu nước Mỹ đã không tiếp thu được điều đó trong suốt 18 năm rưỡi đứng đầu FED. Thật khó có thể hình dung rằng một cá nhân có thể chịu trách nhiệm nhiều như thế cho cuộc khủng hoảng lớn nhất ở nước Mỹ kể từ cuộc đại suy thoái.
Greenspan được coi là thủ phạm gây ra vụ bong bóng trên thị trường bất động sản khi giữ lãi suất trong ngắn hạn ở mức thấp một thời gian quá dài. Ông cũng không đồng ý tiến hành việc điều chỉnh lại các khoản cho vay rất rối rắm của các ngân hàng, và mọi thứ bắt đầu luân phiên nhau sụp đổ.
Ed Yingling
(chủ tịch Hiệp hội Các ngân hàng Mỹ)
Yingling là một trong những nhà vận động hành lang quyền lực nhất ở Washington.
Do lo sợ ảnh hưởng tới lợi nhuận của giới ngân hàng, ông đã dành cả năm 2008 để ngăn cản những nỗ lực của quốc hội và FED tiến hành những biện pháp hạn chế bớt việc sử dụng thẻ tín dụng một cách tràn lan, dẫn tới những khoản nợ xấu đe dọa chính các ngân hàng, trong khi thị trường tài chính đang cần thiết lập lại trật tự hơn bao giờ hết.
Richard Fuld
(cựu tổng giám đốcNgân hàng Lehman Brothers)
Fuld không phải là tổng giám đốc được trả lương cao nhất ở Mỹ (ông xếp thứ 11 trong danh sách tiền đền bù cho các tổng giám đốc của Forbes năm 2007), nhưng cựu tổng giám đốc của Ngân hàng Lehman Brothers đã trở thành biểu tượng cho lòng tham của Phố Wall khi ông xuất hiện trước Quốc hội Mỹ vào tháng 10-2008 trong phiên điều trần bảo vệ số tài sản trị giá 484 triệu USD mà ông nhận được từ lương, tiền thưởng và quyền mua cổ phiếu từ năm 2000. Vậy mà Lehman Brothers vẫn sụp đổ, một trong những sự kiện đầu tiên trong chuỗi khủng hoảng kéo dài tới nay.
( Theo báo tuổi trẻ )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com